Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Bệnh hen phế quản và những điều cần biết khi trời lạnh

Bệnh hen phế quản tái phát là nỗi lo của nhiều người khi trời trở lạnh. Liệu nhiệt độ giảm có phải là một trong nhiều yếu tố để bệnh hen phế quản tái phát hay không? Và cần làm gì để hạn chế bệnh hen phế quản tái phát vào những ngày trời lạnh? Để biết thêm thông tin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Một số yếu tố chủ yếu khiến bệnh hen phế quản tái phát

Những người đã có tiền sử về những bệnh như viêm mũi họng, viêm VA, viêm tiểu phế quản….thì tỉ lệ dẫn đến bệnh hen phế quản phát là rất cao; đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Hầu hết các bệnh lý về viêm đường hô hấp này là do chủ yếu các virus, vi khuẩn; gây nên và có xu hướng tăng mạnh vào thời điểm giao mùa; đặc biệt là khi mùa đông tới. Như chúng ta đã biết thời điểm thích hợp để các virus, vi khuẩn; phát triển mạnh mẽ là khi nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng dần. Nhiệt độ giảm là thời điểm dễ mắc các bệnh cảm cúm và từ đó các là thời điểm khởi phát cơn hen.

Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết thì cơn hen phế quản tái phát là do các nhân tố như dị ứng côn trùng hay lông thú cưng trong nhà. Hoặc dị ứng bởi một số loại thức ăn như: tôm, cua, ốc, hến…..

Môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn; những người xung quanh hút thuốc lá, thuốc lào, hít phải các loại khí công nghiệp, các khí than tổ ong….. cũng là nguyên nhân dẫn đến cơn hen tái phát. 

Ngoài tất cả những nguyên nhân trên; thì yếu tố di truyền từ cha mẹ đến con cái chiếm đến 30-50% nguy cơ mắc bệnh. 

Dấu hiệu bệnh hen phế quản tái phát

Các cơn hen phế quản nhẹ; thường có biểu hiện bởi các cơn ho như ho gà; hơi tức ngực, thường xuất hiện khi gắng sức khóc hay chạy nhảy quá mức,…

Đối với hen phế quản vừa, cũng xuất hiện các cơn ho nhưng tiếng nói bị ngắt quãng; người bệnh bắt đầu cảm thấy hõm lồng ngực, nghe thấy tiếng ran rít khi thở ra.

Hen phế quản nặng khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ho, co kéo lồng ngực, trẻ nhỏ không thể bú được; nhìn môi trẻ thấy tím tái, nói hoặc khóc khó khăn; nghe phổi thấy có tiếng ran rít to cả khi trẻ thở ra và hít vào.

Khi cơn hen phế quản tái phát nặng; có thể cảm thấy khó thở dữ dội, không thể nói hoặc khóc; mặt mũi tím tái khi này cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Một số cách phòng bệnh hen phế quản tái phát

Để phòng bệnh đặc biệt là vào mùa lạnh, ban cần chú ý những vấn đề sau:

– Mặc áo ấm để tránh bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ cần trang bị áo và khăn ấm khi đi ra khỏi nhà.

– Trời lạnh nên tắm trong phòng kín gió, không có gió lùa, tắm bằng nước ấm; tắm xong phải lau người bằng khăn khô và mặc ngay quần áo ấm cho trẻ.

– Có thể sử dụng máy sưởi để làm ấm nhưng tuyệt đối không dùng các loại lò sưởi; máy sưởi có tạo khi như sưởi bằng bếp than để trong nhà vì khiến bệnh dễ tái phát và gây ngộ độc khí.

– Đối với người có tiền sử bị hen phế quản hay dị ứng thực phẩm thì cần tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ốc,…

– Những người bị hen phế quản không nên hút thuốc lá, thuốc lào; trong nhà có trẻ bị hen phế quản bố mẹ hay người lớn cũng không nên hút thuốc trong nhà.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần các khu vực nhiều khói bụi như bếp đun củi, rơm, rạ, khu khỏi bụi công nghiệp,…

– Vệ sinh phòng ngủ, chăn, gối, đệm,… thường xuyên.

– Bổ sung thức ăn có chứa vitamin C, acid béo omega-3,… để giúp tăng cường sức đề kháng.

Người từng bị hen phế quản, đã được bác sĩ tư vấn và điều trị cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ; và đi thăm khám ngay khi có triệu chứng khác thường. Trẻ em bị hen phế quản không giống như người lớn về loại thuốc; liều lượng và cách dùng vì vậy cần đưa bé đi thăm khám với bác sĩ để được xử trí kịp thời tránh bệnh tái phát.

Nguồn: Benhvienthucuc

Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *