Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Người Lớn

Tháp dinh dưỡng cho một cơ thể khỏe mạnh bạn không nên bỏ qua

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là con đường nhanh nhất mang đến lối sống khỏe mạnh cho bạn. Vậy, liệu rằng bạn có biết tháp dinh dưỡng là gì; những thành phần chính nào giúp tháp trở nên cân đối? Xây dựng tháp dinh dưỡng cho người lớn thế nào hợp lý nhất? Cùng QMK tìm hiểu qua bài viết này nhé, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Đừng vội bỏ qua bài viết này bạn nhé!

Khái niệm tháp dinh dưỡng cho người lớn

Thế nào là tháp dinh dưỡng cho người lớn? Là mô hình tổng hợp các loại thực phẩm dung nạp vào cơ thế có dạng hình kim tử tháp. Những loại chất này tượng trưng cho lượng tiêu thu trung bình mỗi ngày bạn tiếp thụ vào. Mỗi độ tuổi, mỗi nhóm giới tính sẽ có cách thiết lập chế độ dinh dưỡng khác nhau. Bên canh việc xây dựng tháp dinh dưỡng; tăng cường luyện tập thể dục thể thao cũng giúp bạn duy trì được lối sống lành mạnh.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp dinh dưỡng, QMK sẽ phân tích cho bạn những phân tần tháp dinh dưỡng cân đối như sau:

Phân tầng mô hình tháp dinh dưỡng cân đối cho người trưởng thành

Mô hình tháp dinh dưỡng cân đối cho người trưởng thành bao gồm 7 tầng: muối, đường, nhóm chất béo, nhóm đạm, quả chín, rau xanh và nhóm lương thực với chỉ số trung bình cụ thể bên dưới.

Tháp dinh dưỡng là gì? Ứng dụng tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành vào chế độ ăn hàng ngày để khỏe mạnh

Để có được sức khoẻ tốt, tránh được bệnh tật và nâng cao được chất lượng cuộc sống, hãy tham khảo 7 tầng trong tháp dinh dưỡng cân đối cho người trưởng thành được chia sẻ dưới đây:

Muối

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng muối cơ thể người trưởng thành tiêu thụ nên dưới 180g/tháng. Bởi muối có những tác động tiêu cực đến các bệnh như thận, huyết áp. Vì vậy khi nấu nướng cần hạn chế lượng muối nêm nếm.

Đồng thời cũng hạn chế sử dụng các thực phẩm lên men như cà muối, chanh muối, dưa muối,…do khi chế biến các món này cần một lượng lớn muối để không bị “hỏng”.

Đường

Tương tự như muối, đường cũng là gia vị cần phải hạn chế thứ 2. Trong một tháng, lượng đường tiêu thụ không nên quá 500g đường. Nếu như vượt qua con số bạn sẽ này dễ có nguy cơ bị mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, thừa cân,…

Mà thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các loại đường có nguồn gốc tự nhiên như rau củ và hoa quả.Đồng thời hạn chế sử dụng đường công nghiệp có trong bánh ngọt,…

Nhóm chất béo

Chất béo là nhóm thực phẩm bao gồm: lạc, dầu, vừng, mỡ,.. chúng giữ vai trò hấp thụ một vài vitamin cần thiết như A, K, D, E.

Lưu ý rằng, thay vì sử dụng mỡ động vật, bạn cần ưu tiên sử dụng những loại dầu được làm từ nguồn gốc thực vật. Cụ thể thì hạt vừng và lạc (đậu phộng) là hai nguồn cung cấp chất béo lành tính và mang đến một lượng tương đối lớn các khoáng chất như: Mn, Cu, Zn, P,…. giúp giảm choresterol và bệnh huyết áp. Tuy nhiên các bà nội trợ thường bỏ qua.

Nhóm chất đạm

Đạm là nhóm chất có mặt trong tất cả các tháp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Bởi đạm là nhóm chất tham gia vào việc cấu trúc mô, tế bào, cơ bắp, enzym và các hormone tốt cho cơ thể.

Đạm có 2 loại là đạm động vật và đạm thực vật. Cụ thể:

– Đạm động vật bao gồm: 1.5 kg thịt (gia súc, gia cầm) và 2.5 kg cá; thủy sản là lượng dinh dưỡng cần hấp thụ trong 1 tháng. Tuy nhiên thì dù đạm động vật lại chứa nhiều các axit amin thiết yếu nhưng lại không thuần nhất. Do vậy chúng ta cần phải cân đối chế độ ăn giữa đạm động vật và đạm từ thực vật

– Đạm thực vật bao gồm các thực phẩm như ngũ cốc, củ, đậu nành,…

Quả chín

Các loại quả chín là thực phẩm cung cấp vitamin, chất xơ và lượng khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đi đến tầng thứ 5 của tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành, chúng ta hoàn toàn yên tâm trong việc bổ sung nhóm thực phẩm này.

Nhờ nhóm quả chín mà hệ tiêu hóa con người được hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời bổ sung hoa quả thường xuyên vào chế độ ăn giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ cùng chống oxy hóa,..

Rau xanh

Tiêu chuẩn rau xanh cần tiêu thụ của người trưởng thành/tháng là khoảng 10kg. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tiêu thụ ít nhất 300g rau xanh/ngày trong khẩu phần dinh dưỡng.

Nhóm lương thực bao gồm: lúa, khoa tây, bánh mì, gạo,…Người Việt cần sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lượng tiêu thụ cần thiết là 12kg/tháng.

Nguồn: suckhoehangngay

Phương Uyên 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *