Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Rối loạn mỡ máu và những điều cần biết

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu (hay rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ) là tình trạng có một hoặc nhiều trong số các rối loạn sau:

Cholesterol toàn phần tăng, triglycerides tăng.

– Nồng độ HDL-C giảm, LDL-C tăng.

Những rối loạn về mỡ máu thường xảy ra khi 1 số thành phần mỡ trong máu tăng hoặc giảm một cách quá mức.

Bệnh mỡ máu thường do những nguyên nhân nào?

 – Do di truyền: những người có người thân bị máu nhiễm mỡ thường có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu. Một số người có hiện tượng tăng cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen.

 – Chế độ ăn: Mỡ động vật, đồ ăn có chứa nhiều cholesterol là nguyên nhân trực tiếp đến rối loạn lipid trong máu.

 – Các bệnh lý: Khi mang những bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, suy thận,… người bệnh cần kiểm soát và điều trị hiệu quả để các tránh nguy cơ mắc chứng rối loạn về mỡ máu.

Triệu chứng mắc bệnh mỡ máu như thế nào?

Những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ thường ít biểu hiện thành triệu chứng. Nhưng khi bệnh nặng dần, bệnh nhân có thể có những biểu hiện sau:

– Chóng mặt, mệt mỏi
– Mất ngủ
– Giảm trí nhớ, hay quên
– Thừa cân, béo phì
– Tức ngực, đau ngực
– Thở gấp, hụt hơi, nghẹt mũi
– Mạch đập đứt quãng
– Đi không vững
– Xuất hiện thay đổi ở vòm giác mạc và vùng đáy mắt

Cách cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu

 Cải thiện chế độ ăn

Điều quan trọng hàng đầu trong việc cải thiện rối loạn mỡ máu chính là điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt.

Cụ thể:

– Tránh hoặc giảm ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật (gan, lòng, dồi…), các loại phô-mát, sữa nguyên kem…

– Tăng cường ăn các loại rau, củ, quả và các loại ngũ cốc

– Ăn nhiều cá, hạt, củ và dầu thực vật để bổ sung chất béo không bão hoà. Cá hồi, cá trích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô…là một số thực phẩm được khuyên dùng.

– Giảm lượng tinh bột xuống còn 55 – 60 % khẩu phần.

Chế độ ăn này cần được duy trì thường xuyên trong thời gian dài, đặc biệt là đối với những bệnh nhân thừa cân, béo phì.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đều đặn hàng ngày là điều bạn nên làm để phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị. Việc này không chỉ làm giảm lượng cholesterol “xấu” và làm tăng lượng cholesterol “tốt”, mà nó giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid. Giúp ta nâng cao sức khoẻ, giảm mỡ thừa…

Thể dục, thể thao – Bí quyết dáng đẹp hiệu quả của các cô nàng công sở

Thay đổi thói quen xấu

​Các thói quen như hút thuốc lá, thuốc lào, uống bia rượu gây ảnh hưởng không tốt tới tình trạng rối loạn lipid và gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể. Việc từ bỏ các thói quen này đều có ý nghĩa cực kì lớn cho sức khỏe; đối với những người bình thường hay những người đã mắc bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều chỉnh mỡ máu phù hợp cho người bệnh. Đó là statins, niacin…

Các phác đồ điều trị kết hợp giữa các loại thuốc và chế độ dinh dưỡng dinh hoạt lành mạnh ngày càng chứng minh được giá trị. Đó là hiệu quả cao và khả năng giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn lipid có ý nghĩa rất quan trọng.  Vì vậy, người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh này; nên khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên sâu hoặc khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Nguồn: Benhvienthucuc
Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *