Đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
“Trong những năm gần đây, đột quỵ không còn ở vị trí thứ 3 mà đang soán ngôi bệnh ung thư, cùng với bệnh nhồi máu cơ tim trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Do đó, đột quỵ dần được mọi người quan tâm nhiều hơn. Ngày càng có nhiều bệnh viện trên thế giới, nhiều nước trên thế giới có khả năng chẩn đoán và xử lý sớm đột quỵ” – TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ.
Nhật Bản không chỉ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tìm ra Nattokinase phòng ngừa đột quỵ. Mà còn tạo nên loại Nattokinase chất lượng tốt làm quy chuẩn cho các quốc gia khác. Hiện tại, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) đang quản lý 90% nguyên liệu Nattokinase cho thế giới. Và tiến hành cấp chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn cho 13 quốc gia khác.
Đối tượng dễ bị đột quỵ
Theo TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc bệnh viện SIS ở Tp Cần Thơ: Có 2 nhóm đối tượng tương đối dễ bị đột quỵ. Nhóm không thể can thiệp được gồm: Nhóm người cao tuổi, nam giới, người có tiền sử đột quỵ hoặc bị thiếu máu não thoáng qua. Nhóm có thể can thiệp bao gồm người mắc các bệnh: Huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu cao… Trong đó, nhóm người cao huyết áp chính là đối tượng bị đột quỵ cao hơn gấp 2-4 lần so với người bình thường.
Một trong những yếu tố chiếm đa số nguy cơ của tình trạng này là tuổi tác. Với quốc gia có mức tuổi thọ trung bình càng cao thì tỷ lệ đột quỵ sẽ càng ngày càng gia tăng. Nhưng việc gia tăng đáng ngại nhất là việc tỷ lệ gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi. Điều này thể hiện rõ nhất ở các quốc gia đang phát triển. Ở những nước phát triển thì đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Có yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tuổi tác. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, ở Đông Nam Á thì tình trạng đột quỵ ngày càng nghiêm trọng đối với người trẻ.
Việc cần làm là phải có lối sống lành mạnh thì đã góp phần giảm nguy cơ đột quỵ. Chứ không phải dùng thực phẩm bổ sung rồi sinh hoạt thiếu khoa học, lành mạnh thì đương nhiên sẽ không tốt.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do tác động bên ngoài. Bao gồm lối sống, sinh hoạt, rượu bia, hút thuốc , thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, xã hội áp lực… Đơn cử như ở nước ta, thuốc lá và rượu bia là 2 tác nhân hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Và làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở người trẻ. Mặc dù chúng ta đã biết đến các yếu tố nguy cơ. Nhưng việc phòng tránh chưa đạt hiệu quả cao.
Để phòng ngừa nhiều người đã chọn sản phẩm chứa nattokinase – một enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men theo cách của người Nhật. Khi đi vào cơ thể, enzyme này có khả năng phân hủy fibrin (sợi huyết – yếu tố gây đông máu, ngăn cản quá trình lưu thông máu lên não). Từ đó giúp máu di chuyển dễ dàng hơn trong lòng mạch. Giảm áp lực lên thành mạch, dẫn tới điều chỉnh huyết áp về mức ổn định.
Cơ thể chúng ta cũng có thể tự sản sinh một enzyme. Có khả năng phân hủy fibrin, đó là plasmin. Tuy nhiên, “lực” của nattokinase mạnh gấp 4 lần so với plasmin. Hơn nữa còn có thể kích thích cơ thể sản sinh plasmin để phân hủy fibrin.
Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin. Có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase. Chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch.
Tại nước ta, đã có thực phẩm bổ sung bộ đôi gạo đỏ lên men (Red Rice). Nattokinase enzym hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp. Được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.
Xem thêm: Phương pháp bảo vệ sức khỏe
Nguồn Sức khỏe đời sống
Huyền Trân