Chế độ ăn uống chuẩn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Chính thói quen tốt này sẽ giúp mỗi người khỏe mạnh, chậm quá trình lão hóa, tránh được nhiều căn bệnh về sau như: béo phì; các bệnh tim mạch, tiểu đường và ngay cả ung thư…
Vậy để thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp thì chúng ta phải lưu ý điều gì?
Ngay sau đây là 5 bí quyết vàng cần dắt túi để có được một chế độ ăn chuẩn nhất. Chi tiết xin mời độc giả cùng theo dõi nhé.
Cho trẻ em dưới 6 tháng bú sữa mẹ
Các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo, trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Đồng thời ăn theo nhu cầu, không ép buộc (đói lúc nào ăn lúc đó).
Từ 6 tháng tuổi trở đi, chúng ta có thể cho trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm an toàn khác. Tuy nhiên lưu ý: không cho muối hay đường vào thức ăn của trẻ.
Lý do vì sao?
- Bản thân sữa mẹ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và chất lỏng mà em bé cần cho 6 tháng đầu tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có sức đề kháng tốt hơn, từ đó có sức khỏe để chống lại các bệnh thông thường ở trẻ em.
- Trẻ bú sữa mẹ ít bị tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…
Ăn đa dạng
Lý do tại sao?
Ăn nhiều loại thực phẩm tươu khác nhau sẽ giúp chúng ta có được lượng chất dinh dưỡng thiết yếu phù hợp. Các thực phẩm này cũng giúp chúng ta tránh được chế độ ăn nhiều đường, chất béo và muối.
Chúng có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh (thừa cân và béo phì) và các bệnh không lây nhiễm.
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ; nó cũng giúp người già có cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.
Ăn nhiều rau củ quả
Các bác sĩ luôn khuyên chúng ta nên ăn nhiều loại rau và trái cây. Chi tiết hơn thì rau và trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin; khoáng chất; chất xơ; protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng.
Những người thường xuyên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giảm được nguy cơ béo phì; bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư thấp hơn đáng kể.
Ăn điều độ các loại chất béo và dầu
Luôn nhớ sử dụng dầu thực vật không bão hòa (ví dụ: Dầu ô liu, đậu nành) thay vì dầu mỡ động vật hoặc dầu có nhiều chất béo bão hòa (ví dụ như mỡ lợn). Đồng thời thêm một số lưu ý chúng ta cần nhớ như sau:
- Chọn thịt trắng (ví dụ: Thịt gia cầm) và cá thay vì thịt đỏ. Lý do là vì các loại thịt này thường ít chất béo.
- Chỉ ăn một lượng hạn chế thịt chế biến sẵn vì những sản phẩm này có nhiều chất béo và muối.
- Nếu có thể, hãy chọn các phiên bản ít béo hoặc giảm chất béo của sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng và chiên. Chúng có chứa chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp (trans-fat).
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Hãy luôn nhớ giữ cho mình một chế độ ăn hợp lý bạn nhé. Vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giảm được nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch và hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác.
Nguồn suckhoedoisong.vn
Lê Dung