Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Nhiễm trùng mắt và những điều cần biết

Nhiễm trùng mắt là tình trạng mắt bị nhiều loại vi khuẩn, nấm hoặc virus  khác nhau gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng điển hình thường là kích ứng, đau, ngứa, đỏ hoặc viêm, chảy nước mắt, giảm thị lực…

Nhiễm trùng mắt là gì?

Nhiễm trùng mắt là bệnh về mắt phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ. Nhiễm trùng mắt có thể do nguyên nhân từ vi khuẩn, virus, dị ứng, các vi sinh vật khác. Trong cuộc sống đôi khi ta đã vô tình làm mắt ta bị nhiễm trùng như vi khuẩn từ tay ta, khói bụi, ánh sáng xanh. Nhiễm trùng mắt xảy ra ở một hay cả hai mắt, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng thị lực.

Nhiễm trùng mắt là bệnh phổ biến về mắt gây ra bởi vi khuẩn, siêu vi hoặc các tác nhân vi sinh khác làm cho mắt khó chịu, đỏ, ngứa và sưng lên.

Các bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp

Bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp nhất là viêm kết mạc, lẹo mắt và nhiễm trùng giác mạc. Khi gặp các bệnh trên hãy đến gặp bác sĩ ngay để phát hiện và giảm các triệu chứng đau; giảm thị lực. Bên cạnh đó, nếu chỉ bị nhiễm trùng nhẹ bạn có thể dùng các nguyên liệu tại nhà để giảm các triệu chứng đỏ, ngứa…

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Có hai loại viêm kết mạc, một là do vi khuẩn ngoài ra là do virus; cả hai loại đều thường lây lan do tay tiếp xúc với mắt hoặc dùng chung vật dụng như gối hoặc mỹ phẩm trang điểm mắt. Khi đó ta đã vô tình đưa vi khuẩn hoặc virus từ tay ta lên mắt; dẫn tới viêm kết mạc.

Khi mắt bạn bị viêm gây ra các triệu chứng đỏ rát; ngứa thì nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu chứng mắt đỏ thường thì sẽ tiêu tan trong vài ngày và chúng không kéo dài nhiều hơn một tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được điều trị kháng sinh.

Có nhiều cách điều trị tại nhà để làm giảm triệu chứng của đau mắt đỏ như mua các thuốc nhỏ mắt để bôi trên bề mặt mắt hoặc chườm ấm trên mắt, uống thuốc (efticol natri 0.9%) để giảm đau, giảm sưng.

Lẹo mắt

Lẹo mắt là những đốm sưng đỏ trên hoặc gần mí mắt, thường chứa mủ. Lẹo mắt thường tự khỏi tuy nhiên sẽ gây đau trong thời gian bệnh.

Khi bị lẹo mắt, bệnh nhân có thể dùng gạc mềm thấm nước ấm đắp lên mắt, hoặc xông hơi thường xuyên. Ngay khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau. Có thể cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol nếu quá đau do sưng viêm.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng viêm mãn tính một hoặc hai bên mí mắt. Bệnh không lây nhiễm và thường là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn Staphylococcal) hoặc bệnh về da trong thời gian dài như gàu hoặc chứng đỏ mặt. Bệnh cũng có thể là do tiết dầu nhiều trên mí mắt dẫn đến nhiễm khuẩn. Có hai loại viêm bờ mi chính là viên phía trước (ảnh hưởng đến mép ngoài mí mắt); viêm phía sau (ảnh hưởng đến bên trong mí mắt).

 Lưu ý: Trên thị trường hiện nay không có thuốc điều trị viêm bờ mi; vì vậy cách tốt nhất là điều trị triệu chứng để giảm đau và kích ứng.

Khi bị viêm bờ mi bệnh nhân có thể chườm khăn ấm. Nhúng ướt lại khăn sau mỗi 5-10 phút, chườm ấm nhiều lần mỗi ngày để giảm sưng viêm. Luôn luôn để mắt ở trạng thái sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh mắt tránh đưa tay tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Điều đặc biệt cấm kỵ khi bị viêm bờ mi đó là tránh trang điểm và đeo kính áp tròng

Viêm giác mạc

Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn; thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

Các cách phòng ngừa nhiễm trùng mắt

Luôn rửa tay thật sạch. Với trẻ em, tay của thường xuyên và có xu hướng chạm vào mọi thứ. Vì vậy, trẻ em làm việc trong những khu vực gần như đặc biệt trong lớp học; ngăn chặn sự lây lan của đau mắt đỏ có thể cảm thấy như một kỳ công không thể.

Sử dụng nước rửa tay khô. Nếu có sẵn nước rửa tay nhanh thì sẽ có ích trong việc giảm lây lan vi khuẩn gây đau mắt đỏ. Tập che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho; và tránh chạm vào vùng mắt – đặc biệt là khi tay không sạch.

Bạn nên làm sạch và giữ kính áp tròng đúng cách. Điều cấm kỵ nhất là không được trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng.

Thường xuyên giặt trải giường và khăn tắm kĩ lưỡng

Bảo vệ vùng mắt khỏi các hóa chất mạnh hoặc đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.

Những người bị dị ứng nên có thuốc kháng histamin trong tay (thuốc chống dị ứng) để ngăn ngừa các triệu chứng mắt đỏ trước khi mùa dị ứng bắt đầu.

Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi…

Sử dụng kính mát khi di chuyển ngoài đường tránh bụi và dị vật bay vào mắt.

Dùng kính bảo vệ mắt trong trường hợp bị hở mi.

Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc

Không dùng tay dụi mắt, không tư sử dụng các vật dụng để lấy dị vật; không đắp các loại thuốc lá trực tiếp vào mắt.

Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.

Chú ý khi sử dụng kính áp tròng vệ sinh trước và sau khi đeo kính.

Nguồn: Matsaigon

Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *