Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Viêm loét dạ dày – Chế độ dinh dưỡng phù hợp

viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ  biến nhất liên quan đến đường tiêu hoá. Tốc độ gia tăng của bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày ở Việt Nam đang ở mức báo động. Với tỉ lệ được dự đoán lên tới  70% dân số  Việt  có  nguy cơ mắc bệnh. QMK sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bệnh viêm loét dạ dày. Đồng thời ăn uống hợp lý để cải thiện viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày

Triệu chứng bệnh thường gặp

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu
  • Ợ chua 
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, ..

Nguyên nhân gây bệnh

Do sự mất cân bằng giữa yếu tố nồng độ acid dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gồm các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm khuẩn
  • Sử dụng thuốc giảm đau 
  • Uống rượu bia, hút thuốc
  • Ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào, ăn không điều độ…
  • Stress: Căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương… 

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày

Chuối

Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng. Hàm lượng kali cao thân thiện đối với bệnh viêm loét dạ dày. Bởi khả năng trung hòa acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. 

Chuối – loại trái cây bổ sung đầy dủ dinh dưỡng 

Nước ép  hoa quả 

Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.

Sữa chua lên men 

Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, giảm viêm.

Trà thảo dược các loại 

Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm .

Gừng tươi

Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.

Đậu bắp

Chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày. Ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Nghệ và mật ong

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều tri. Tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Đặc biệt tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Nghệ tươi và mật ong – Bài thuốc lưu truyền hiệu quả

Nên ăn uống thế nào khi bị viêm loét dạ dày?

Khi mắc bệnh chúng ta nên thường xuyên ăn chín uống sôi.  Những thực phẩm dễ tiêu hoá, thức ăn được thái nhỏ. 

Hơn nữa, người bệnh nên ăn chậm và nhai kỹ để dạ dày không phải hoạt động quá mức. Không nên vừa ăn vừa đọc báo, xem phim, lướt web,…  để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt . Từ đó mà tiêu hoá cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Nếu được, chúng ta nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn đủ ba bữa chính trong ngày. Nhằm đảm bảo trong dạ dày liên tục có thức ăn. Giúp trung hòa acid trong đường ruột, giảm các cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày bất ngờ. 

Không để bụng quá đói hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày co thắt, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.

Ưu tiên sử dụng thức ăn ở nhiệt độ 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu để giảm thiểu.

Trích nguồn: Vinmec
Thu Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *