Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Nguy cơ nhồi máu cơ tim do hẹp mạch vành

Bệnh hẹp mạch vành có thể dẫn tới rất nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm, trong đó có nhồi máu cơ tim. Cho dù bệnh ở mức nhẹ nhưng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của toàn cơ thể của người bệnh.

Nguyên nhân gây hẹp mạch vành

Hiện tượng mạch vành – mạch máu chính nuôi cơ tim – bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn là hiện tượng phổ biến của bệnh hẹp mạch vành

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là tình trạng lắng đọng của cholesterol và các chất dịch trong lòng mạch trên thành mạch, tạo nên những mảng xơ vữa.

Các triệu chứng của bệnh hẹp mạch vành

Hẹp mạch vành có thể biểu hiện ở mỗi người và mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng vẫn có những dấu hiệu chính giúp bạn nhận biết sớm bệnh này. Đó là:

– Đau thắt ngực: cảm giác như lồng ngực bị đè nén, bóp chặt. Nhiều trường hợp còn cảm thấy vùng tim bị nhói buốt, bỏng rát khó chịu. Cơn đau thường kéo dài 5-10 phút

– Đau các vùng khác: đau không chỉ xuất hiện ở ngực, mà có thể lan ra đến cổ, hàm, vai và cánh tay.

– Mệt mỏi: Tình trạng thiếu máu đến cơ tim kéo dài khiến hoạt động co bóp của cơ tim giảm; lượng máu đi nuôi cơ thể cũng vì thế mà không được đảm bảo; dễ dẫn tới mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

– Khó thở: Dấu hiệu này thường xảy ra ở những người cao tuổi; người bệnh tiểu đường, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khó thở thường tăng lên khi hoạt động gắng sức.

Ngoài ra, đầy bụng, ăn uống khó tiêu, buồn nôn…cũng là những triệu chứng thường gặp ỏ bệnh nên chớ nên bỏ qua nếu không muốn bệnh diễn tiến nặng hơn.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?

Điều trị bệnh hẹp mạch vành

Trong trường hợp hẹp mạch vành còn ở mức nhẹ, một số loại thuốc có thể được sử dụng giúp cải thiện tình trạng của bệnh bao gồm:

– Thuốc giảm mỡ máu: Thuốc này làm giảm tình trạng mỡ tích tụ trong máu, giúp ổn định mảng xơ vữa.

– Thuốc giãn mạch: Giúp ngăn tình trạng co thắt mạch máu; thường sử dụng khi bệnh nhân lên cơn đau tim; đau ngực hoặc trước khi thực hiện các hoạt động gắng sức; như lên cầu thang, lên dốc…

– Thuốc chẹn bêta: Giúp ổn định huyết áp; từ đó giảm sự hình thành các mảng xơ vữa; ngăn hẹp mạch vành; giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Thuốc kháng tiểu cầu: Sử dụng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim một cách hiệu quả vì sự kết dính tiểu cầu là nguyên nhân gây hình thành các cục máu đông.

Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc này; bệnh nhân cần tham khảo ý kiến và tuân theo chỉ định của các bác sĩ

Trong trường hợp mảng xơ vữa đã có kích thước lớn; gây hẹp – tắc nhiều; bệnh nhân có thể phải thực hiện một trong các can thiệp như: đặt stent, bắc cầu động mạch chủ, phẫu thuật thông liên thất,…

Phòng ngừa bệnh hẹp mạch vành nhờ lối sống lành mạnh

Để không phải đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng như những triệu chứng khó chịu do bệnh mạch vành gây ra, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

– Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh: không nên ăn quá mặn; thường xuyên ăn cá; bổ sung rau xanh; hoa quả; ăn các loại hạt; hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ,…

– Không sử dụng các chất kích thích

– Tích cực tập thể dục: những bộ môn vừa sức; nhẹ nhàng như đi bộ; thiền, yoga là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung và tình trạng hẹp mạch vành nói riêng.

nhung-thoi-diem-vang-de-tap-the-duc

– Kiểm soát tốt các chỉ số cơ thể: điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân đang mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…

– Đi khám định kỳ: khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần; đó là với người bình thường. Còn người có bệnh lý cần đi khám theo chỉ định của bác sĩ. Đừng quên đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể.

Nguồn: Benhvienthucuc
Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *