Kiểm Tra Sức Khỏe

Xuất hiện triệu chứng này, nên đi khám thần kinh

Dù là những triệu chứng nhỏ thì bạn vẫn nên đi khám thần kinh. Thực hiện khám sẽ giúp bạn phát hiện sớm và kịp thời can thiệp những bệnh liên quan như: rối loạn tiền đình, đau dây thần kinh,…

Triệu chứng nào nên thực hiện khám thần kinh?

Nếu như hệ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra những bệnh về thần kinh. Tuỳ vào từng vị trí khác nhau sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau và bạn nên đến viện để kiểm tra sức khoẻ:

  • Bất tỉnh không có nguyên nhân.
  • Triệu chứng tê bì tay chân và tê bì nửa mặt.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi.
  • Choáng váng và chóng mặt (khi đứng lên, ngồi xuống).
  • Xuất hiện những cơn co rút chân tay, co giật, động kinh.
  • Thỉnh thoảng nôn ói.
  • Hay đau đầu, đau nửa đầu, trí nhớ không tốt.

Với những triệu chứng liên quan đến bệnh như vậy có thể là do di truyền, áp lực, chấn thương do tai nạn hoặc biến chứng từ những căn bệnh khác như tiểu đường, huyết áp,…

kham-benh-than-kinh-1

Khám thần kinh bao gồm những gì?

Để chẩn đoán bệnh về thần kinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một loại kiểm tra gồm:

  • Kiểm tra rối loạn vận động
  • Kiểm tra rối loạn cảm giác: đau, tê hay châm chích ở khu vực cụ thể.
  • Kiểm tra rối loạn về giác quan: Khả năng nhìn, nghe
  • Kiểm tra rối loạn về thăng bằng
  • Kiểm tra rối loạn tâm thần: khả năng ghi nhớ, kiểm soát cảm xúc
  • Kiểm tra rối loạn khác: Tiêu hóa, tình dục, giấc ngủ…

4 căn bệnh về thần kinh thường gặp

Có nhiều dạng bệnh cần bạn nhanh chóng đi khám thần kinh. Trong đó, 4 loại phổ biến nhất bao gồm:

Đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp xuất phát từ tủy sống ngực. Trong đó, nhánh trước chi phối vùng ngực và bụng, nhánh sau chi phối vùng lưng. Với đặc điểm trải rộng và nằm nông trên thành ngực, dây liên sườn dễ bị tổn thương khi có bất kỳ vấn đề nào tại cột sống, tủy sống và xương sườn.

Bạn cần khám thần kinh để xác định bệnh đau dây thần kinh liên sườn khi có các triệu chứng: đau rát, buốt, hoặc đau ở xung quanh xương sườn, ngực trên, lưng trên, cảm giác bóp ngẹt ngực trước ra sau, ngứa, châm chích.

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bệnh thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, lo âu, căng thẳng.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt để cân bằng trở lại. Khi rối loạn thần kinh thực vật lâu ngày, bạn có thể gặp thêm những chứng bệnh như đổ mồ hôi tay chân, loét dạ dày – tá tràng. Lúc này, việc điều trị khá phức tạp. Tùy vào từng tình trạng cụ thể khi khám, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

kham-benh-than-kinh-2

Rối loạn tiền đình

Dấu hiệu và nguyên nhân rối loạn tiền đình

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, giúp phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình.

Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn dây thần kinh số 8; tổn thương động mạch não hoặc khu vựa tai trong và não. Điều này khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Người bệnh nặng có thể gặp các vấn đề về thính giác và thị lực.

Rối loạn tiền đình có chữa được không? Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Cách điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Mục đích chữa bệnh lớn nhất là xử lý những cơn chóng mặt cấp để phòng tránh tai nạn và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau nhói dữ dội ở một bên đầu. Người bệnh thường rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, kèm theo buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do thay đổi hormone, khi gặp phải vấn đề gây căng thẳng thần kinh hoặc do sự thay đổi đột ngột của môi trường. Bạn sẽ biết nguyên nhân cụ thể khi trao đổi trong buổi khám với bác sĩ.

Có nhiều loại thuốc điều trị đau nửa đầu. Song việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của của bác sĩ. Ngoài ra, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và theo đuổi lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh đau nửa đầu.

Trích dẫn từ Hello Bác sĩ

Đông Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *