Nôn trớ ở trẻ là gì?
Nôn trớ là hiện tượng đồ ăn, thức uống trong dạ dày do có áp lực bị đẩy lên thực quản trồi trào ra khoang miệng. Trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trung bình mỗi trẻ dưới 4 tháng tuổi sẽ trớ 1 lần trên ngày.
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ
Trớ ở trẻ
Như đã đề cập ở trên, khi gặp những trường hợp trớ ở trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì đây được coi là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, mà các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng quá. Đồng thời ba mẹ cũng nên quan tâm tới hai vấn đề chính khi điều trị cho bé tại nhà như sau:
Điều chỉnh tư thế cho bé:
– Tư thế tuyệt vời cho trẻ ngủ: Để trẻ nằm đầu cao 30 độ.
– Ẵm đứng trẻ 30 phút sau khi bú.
– Hạn chế mặc quần áo mặc quần áo quá chật.
Dinh dưỡng
– Chia nhỏ bữa ăn từng lượng sữa nhỏ cho bé.
– Khi vừa trớ xong ba mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ bú lại ngay lập tức.
– Nhiều trường hợp trẻ trớ do dị ứng sữa ba mẹ hãy để ý quan sát bé
Cần nhập viện khi trẻ có những dấu hiệu sau đây
– Sau khi nôn trớ trẻ có dấu hiệu cơ thể tím tái, từng cơn ngưng thở rõ.
– Thở nhanh, gấp gáp và co lõm nhiều chỗ ngực.
– Khò khè hoặc cơn ho kéo dài.
– Trẻ trớ có kèm máu hoặc dịch vàng, xanh.
– Quấy khóc, chán ăn bỏ bú khó lên cân.
Nôn do bệnh lý
Có thể nôn là biểu hiện của những bệnh lý đường tiêu hóa hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân. Một số bệnh gây nôn ở trẻ và dấu hiệu nhận biết:
- Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn và ngộ độc thức ăn: Đây là nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất gây nôn trớ ở trẻ.
Rất khó để phân biệt các bệnh viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì biểu hiện khởi phát bệnh khá giống nhau: trẻ nôn liên tục 5 – 30 phút/lần trong 12 giờ đầu.
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để phân biệt 2 bệnh này:
– Bệnh viêm dạ dày do nhiễm virus khởi phát đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài tới 3 ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.
– Trường hợp ngộ độc thức ăn, bệnh khởi phát ngay khi từ 2-12 h sau khi ăn phải thực phẩm kém an toàn vệ sinh. Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo và thường không kéo dài quá 12 giờ. Trẻ thường không bị sốt và có thể có hoặc không có tiêu chảy.
Khi bé bị nôn ba mẹ nên làm gì
Bé nôn nhiều thường dẫn đến mất nước nên cha mẹ cần tránh cho bé bị mất nước bằng cách cho bé uống bù Oresol chia nhỏ hoặc đút thìa.
- Chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn thành nhiều bữa.
- Vuốt lưng cho bé sau khi ăn và hạn chế cho bé chạy nhảy, đùa nghịch ít nhất 20 phút sau ăn.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều.
- Nếu sau 12 – 24 h mà tình trạng của bé ổn định thì các mẹ có thể cho bé ăn theo chế độ bình thường trở lại.
- Tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn mà không có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào các mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ?
Trẻ bị nôn cần được đưa đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị y tế khi:
- Có cử chỉ mất tri giác; sốt cao, đau đầu, đau bụng quằn quại.
- Có dấu hiệu mất nước (miệng khô, tiểu ít) hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thức ăn.
- Nôn ra máu hoặc mật.
- Trẻ lơ mơ hoặc ở trạng thái kích thích.
- Co giật.
- Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng.
Nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần có sự trợ giúp từ bác sĩ để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân bệnh sớm, tránh hậu quả xấu.
Nguồn: Vinmec
Hồng Tuyết