Các Triệu Chứng Bệnh

Bệnh viêm phế quản mạn tính và những điều cần biết

Nhiều người trong chúng ta khi được hỏi về các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mạn tính thì hay nhầm với bệnh phổi tắc nghẽn. Nhưng trên thực tế viêm phế quản mạn tính dùng để chỉ những trường hợp tổn thương niêm mạc ở đường thở dài do viêm phế quản cấp kéo dài không được điều trị kịp thời gây nên.

Những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản bị tổn thương chủ yếu ở khu tú ở niêm mạc đường thở. Bệnh thường gây nên do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau đó bệnh phát triển thành viên phế quản mạn tính.

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phế quản mạn tính thường gặp  như sau:

Những cơn ho kéo dài

Khi người bệnh bị mắc viêm phế quản mãn tính thường có những triệu chứng như: ho nhiều, ho từng cơn không kiểm soát được. Sau mỗi đợt nhiễm trùng đường hô hấp các cơn ho thường nặng và nhiều hơn; bên cạnh đó mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc môi trường xung quanh bị ô nhiễm như: khói bụi, không khí thì triệu chứng này càng nặng hơn

Ho có đờm

Sau khi ho thường xuất hiện đờm, đường thường màu trắng lẫn với dịch hoặc có thể có màu vàng hoặc màu xanh trong những trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Khó thở

Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu xuất hiện biểu hiện này bệnh nhân hãy đến ngay các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám.

Cơ thể mệt mỏi

Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý có tính lặp đi lặp lại và mỗi đợt điều trị của nó thường rất dài kiến bệnh nhân đôi khi cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên đối với bệnh lý này chỉ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thường xuyên thì sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số biểu hiện cận lâm sàng của bệnh viêm phế quản mạn tính

Để chuẩn đoán bệnh nhân có bị viêm phế quản mãn tính hay không thì các bác sỹ thường chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

Chụp X quang phổi

Việc chụp X quang phổi là rất cần thiết giúp loại trừ các căn nguyên ho kéo dài do các bệnh có tổn thương ở nhu mô phổi (lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi kẽ …) hoặc các bệnh lý phế quản như giãn phế quản …

Đo chức năng thông khí phổi

Đây là kỹ thuật thăm dò giúp phân biệt chẩn đoán bệnh. Những trường hợp ho kéo dài, không có tổn thương nhu mô phổi, sau khi loại trừ hết các căn nguyên gây ho khác. Nếu kết quả đo chức năng thông khí phổi bình thường thì bệnh nhân được chẩn đoán viêm phế quản mạn tính, nếu thấy hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn khi đó bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày

Bác sĩ có thể nội soi tai mũi họng hoặc nội soi dạ dày khi cần thiết để giúp loại trừ các nguyên nhân gây ho kéo dài như viêm xoang, viêm mũi họng, trào ngược dạ dày – thực quản, nếu như các biện pháp chẩn đoán viêm phế quản trên không cho ra kết quả chính xác.

Cách điều trị

Tránh yếu tố nguy cơ có thể gây bùng phát các đợt cấp của bệnh:các bệnh nhân có bệnh viêm phế quản mạn tính cần tránh các yếu tố sau:

– Không hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc, khói bếp, các môi trường nhiều khói, bụi …

– Tránh lạnh, ẩm; trong những điều kiện buộc phải ra ngoài môi trường lạnh, ẩm thì nên quấn khăn kín cổ, đeo khẩu trang;

– Tránh gió lùa trong nhà;

– Nên tiêm vaccin phòng cúm hàng năm. Thời gian tiêm tốt nhất là vào tháng 9 hàng năm. Việc tiêm vaccin phòng cúm giúp giảm đáng kể tần xuất các đợt cấp của bệnh;

– Dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ: cần cân nhắc việc dùng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản mạn tính khi có những đợt cấp, bệnh nhân có khạc đờm màu vàng, màu xanh, hoặc đờm mủ (đây là những trường hợp bệnh nhân có đợt cấp thường do căn nguyên vi khuẩn)

Các loại kháng sinh thường được ưu tiên dùng để điều trị bệnh gồm:

  • Kháng sinh nhóm amoxillin;
  • Kháng sinh nhóm cephalosprin thế hệ I, thế hệ II, thế hệ III
  • Kháng sinh nhóm macrolide;
  • Kháng sinh nhóm quinolone;-Dạng kết hợp amoxillin/ acid clavunalic

Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài 7-10 ngày trong một đợt điều trị.

Phương pháp phòng bệnh

– Để tránh mắc viêm phế quản mạn tính, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Không hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc, bụi nghề nghiệp;

– Tránh để cơ thể lạnh;

– Điều trị sớm và triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp;

– Vệ sinh răng, miệng thường xuyên.

 Nguồn: Benhvienthucuc
Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *