Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Người Lớn

Thực đơn ngăn ngừa cũng như hồi phục sau tai biến cho bệnh nhân 

Bạn biết đó, tai biến thật sự là một căn bệnh nguy hiểm; và luôn tiềm ẩn những rủi ro chết người. Tai biến có thể để lại những biến chứng cùng hậu quả trong tương lai vô cùng khủng khiếp. Khi nhắc đến căn bệnh này, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến tình trạng bất động; tê liệt tay chân hoặc nặng hơn là sống thực vật. Vậy tai biến có cách chữa chứ? Câu trả lời đáng buồn là không, tai biến chỉ có thể phòng tránh và ngăn ngừa đúng cách. Bài viết này QMK xin chia sẻ đến bạn thực đơn giúp ngăn ngừa; cũng như hồi phục sau tai biến dành cho bệnh nhân tai biến chuẩn nhất. Bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Tai biến mạch máu não là bệnh gì?

Tai biến hay còn được gọi với cái tên khác là đột quỵ não. Căn bệnh này xảy ra khi một hoặc nhiều hơn một mạch máu bị vỡ. Dẫn đến tình trạng máu huyết không thể vận hành như bình thường; nhẹ thì sẽ chết một phần tế bào; nặng dẫn đến chết tế bào diện rộng. Gây ra các triệu chứng như tai biến mạch máu não, dồn máu cơ tim; tê liệt tay chân; liệt mồm hoặc miệng,..

Thực đơn ngăn ngừa cũng như hồi phục sau tai biến cho bệnh nhân

Cân đối bột – đạm

Tai biến mạch máu não ngày càng phổ biến. Bệnh được chia thành hai loại: tai biến mạch máu não do thiếu máu và tai biến mạch máu não do xuất huyết.

Người bệnh bị giảm lưu lượng máu nuôi đến vùng nhồi máu, bị thiếu chất dinh dưỡng do ăn uống kém… dẫn đến tình trạng giảm tổng hợp protein tại các tế bào não, càng làm giảm khả năng phục hồi sự hư tổn ở tế bào não. Chưa kể, cơ thể lại gia tăng nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất do phản ứng viêm.

Do vậy, trong quá trình dùng biện pháp hỗ trợ cải thiện phục hồi sau tai biến, khi bệnh nhân đã ổn định (7-14 ngày sau đột quỵ), có thể ăn bằng đường miệng hay nuôi qua ống thông dạ dày, cần được bổ sung bữa ăn nhiều chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…) với lượng đạm và tinh bột cân đối sao cho năng lượng từ tinh bột không quá 2,5 lần so với năng lượng từ chất đạm – tức không cung cấp quá nhiều tinh bột.

Nếu cung cấp quá nhiều tinh bột so với đạm sẽ làm chậm phục hồi tổn thương não liên quan đến chuyển hóa chất tinh bột tại não. Năng lượng cần được cung cấp là khoảng 25 kcal/kg cân nặng, năng lượng từ đạm nên chiếm 20-25% và từ tinh bột chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng.

Ví dụ một người 60kg, khẩu phần ăn cần năng lượng khoảng 1.500 kcal, lượng đạm cần khoảng 80 gam, lượng tinh bột cần khoảng 188 gam. Từ đó tính ra thực đơn thì mỗi bữa ăn chính ngoài rau củ, cần khoảng một chén cơm và 65 gam thịt cá.

Tăng cường các chất chống oxy hóa

Sau tai biến, lượng gốc tự do sinh ra nhiều từ các tế bào viêm khiến tình trạng tổn thương càng nặng. Cho nên, trong khẩu phần người bệnh sau tai biến cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa hoặc sẽ được chỉ định bổ sung vitamin C, E.

Vitamin E có nhiều trong các loại hạt (hạt hướng dương, hạt dẻ, đậu phộng), các loại dầu ăn (dầu hạt hướng dương, dầu bắp, dầu đậu nành, trong các loại rau màu xanh đậm).

Vitamin C có nhiều trong nước ép cam, bưởi; các loại trái cây và quả như kiwi, dâu, cà chua; rau củ như bông cải, bắp cải, khoai tây, các loại đậu hạt… …

Nhưng thành phần Vitamin C, vitamin E… có trong các thực phẩm hằng ngày chiếm hàm lượng rất thấp, do đó nếu chỉ dựa vào các thực phẩm này để chống gốc tự do sẽ cho hiệu quả kém, mất nhiều thời gian. Để tăng cường dưỡng chất cho não, phòng ngừa nguy cơ tái phát, bệnh nhân đột quỵ nên sử dụng sản phẩm chứa các tinh chất thiên nhiên có tác dụng chống gốc tự do.

Đủ kẽm

Cung cấp đủ kẽm giúp giảm phù não do thiếu máu và làm giảm thể tích nhồi máu não. Người bệnh cần ăn thực phẩm giàu chất kẽm như thịt heo, thịt bò, gia cầm và cá mỗi ngày trong thời gian hồi phục.

Tai biến mạch máu não có thể tái phát lần hai và lần ba sau đó. Để phòng tránh tai biến mạch máu não, mọi người cần hạn chế ăn mặn để tránh tăng huyết áp và tập thể dục điều độ.

Nguồn: otiv

Phương Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *