Ba mẹ nào có con thì đều rất lo lắng nếu trẻ bị nhiễm giun đường ruột. Vì bệnh này khiến trẻ đau dữ dội, khó chịu và bị sụt cân.
Các loại giun thường gặp ở trẻ em
Ba mẹ đã biết hết các loại giun phổ biến mà trẻ có thể gặp chưa? Ngay bây giờ hãy bổ sung kiến thức để chăm bé thật tốt và cẩn thận.
Giun đũa
Hình ảnh giun đũa
Giun đũa là một trong những loại giun thường gặp ở trẻ nhỏ. Loại giun này để trứng nhiều, lây nhiễm qua trẻ thông qua đất, nước khi trẻ nghịch. Nếu trẻ nghịch bẩn tay mà không vệ sinh kĩ thì rất dễ bị nhiễm giun đường ruột. Trẻ bị giun đũa thường có triệu chứng đau bụng nhiều, đau khu vực rốn, bé gầy và sụt cân nhiều. Khi trẻ bị giun đũa để trứng vào thì sẽ bị bụng ỏng, chân tay yếu ớt, thậm chí là bị áp xe gan. Nguy hiểm hơn, bé còn có thể bị tắc ruột, không tiêu hóa đường, hay giun chun đường mật,…Cho nên ba mẹ nhất định phải bảo vệ con bằng cách hướng dẫn bé thói quen sống khỏe, sạch sẽ để luôn được an toàn.
Giun kim
giun kim sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Khi đó, trứng giun vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.
Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn. Bé thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng. Có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc ở trong phân.
Giun móc
Giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc do ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất bụi…
Giun tóc
Giun tóc ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống vào ruột phát triển thành giun trưởng thành. Khi trẻ bị nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu. Cụ thể như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.
Khi trẻ bị nhiễm giun đường ruột
Giun móc gây hại cho cơ thể các trẻ nhỏ.
Cần tẩy giun cho trẻ nếu xét nghiệm phân có nhiều trứng giun hoặc khi trẻ có biểu hiện nôn ra giun. Một số biểu hiện khác của nhiễm giun đường ruột là ngứa hậu môn và khi có biến chứng giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật, áp xe gan, tắc ruột do giun.
Tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ. Khi dùng thuốc tẩy giun không cần bắt trẻ nhịn ăn, tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Để phòng bệnh giun cần vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện, ăn chín, uống nước đã đun sôi, không đi chân đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da, không để trẻ bò lê dưới đất. Cần giữ gìn và vệ sinh môi trường sống. Sử dụng nguồn nước sạch.
Theo Viendinhduong.vn
Thanh Vân