Cây Thuốc Quanh Ta, Y Học Cổ Truyền

Đinh lăng – cây thuốc quý nhiều người chưa biết đến

Đôi nét về cây Đinh lăng

Cây Đinh lăng còn được gọi với những cái tên như vây gỏi cá hay cây nam dương sâm. Cây có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae

Là một loài cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, trung bình cao 0.8-1.5m. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chuỳ ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhat. Quả dẹt 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

Cây được trồng khá phổ biến ở nước ta. Trước đây, cây không được dùng làm thuốc. Gần đây do có sự nghiên cứu của khoa hoc chứng minh được những tác dụng của cây, cây dần được sử dụng trong việc trị bệnh. Người ta thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.

 

Công dụng

Trong dân gian thường dùng để ăn kèm gỏi cá. Thêm vào đó còn dùng để chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lị nặng.

Tính vị, tác dụng

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có công dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá lại có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Công dụng

Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều dùng để trị bệnh
– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Những bài thuốc trị bệnh từ cây đinh lăng

Trị mệt mỏi

Lấy rễ cây đinh lăng mang đi sắc uống có công dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa ho lâu ngày:

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g. Tất cả hỗn hơp cho thêm 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng lúc thuốc còn nóng.

Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương

Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp):
Lấy thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể kết hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Thông tia sữa, căng vú sữa:
Rễ, lá đinh lăng có công dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả.  Cách dùng: Lấy rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

Chữa liệt dương

Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan:
Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày với cây rau mương

Trích dẫn từ tytxadongthanh.medinet.gov.vn

Mỹ Hẹn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *