Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Đối với trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, cơ thể sẽ yếu ớt hơn những đứa trẻ khác, thì dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ huynh cần có chế độ ăn khoa học để trẻ gia tăng đề kháng, cải thiện sức khỏe. Vì vậy, bài viết này QMK sẽ giới thiệu đến bạn đọc chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng.

Bệnh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ em. Tình trạng này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phục vụ cho nhu cầu hoạt động, tăng trưởng bình thường của các bé. Đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là thời điểm cơ thể trẻ cần hàm lượng dinh dưỡng cao để phát triển đầy đủ, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường.

Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng

Cân nặng là dấu hiệu rõ rệt nhất để ba mẹ phát hiện trẻ có đang bị suy dinh dưỡng hay không. Nếu trong vòng 3 tháng, trẻ bị đứng cân, sụt cân, tăng cân chậm thì đây là dấu hiệu trẻ đang bị thiếu dinh dưỡng. Một số biểu hiện khác của trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo như:

  • Quấy khóc nhiều
  • Không còn hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi.
  • Cử chỉ chậm chạp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Bắp chân tay mềm nhão
  • Bụng to
  • Da xanh nhợt nhạt.
  • Trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện chậm nói, chậm đi đứng.
  • Biếng ăn kéo dài.

Biểu hiện biếng ăn ở trẻ bị suy dinh dưỡng

Biểu hiện biếng ăn ở trẻ bị suy dinh dưỡng

Nếu như để tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Các biến chứng nặng mà trẻ có thể mắc phải như:

  • Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
  • Rối loạn điện giải.
  • Tổn thương tim, thậm chí là tử vong.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Thông thường, trẻ sẽ được chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu bổ sung hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm và uống viên bổ sung.

Nguyên tắc ăn uống cho trẻ thiếu dinh dưỡng

Đầu tiên ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Khoảng 2 tiếng có thể cho trẻ ăn 1 lần nhằm nạp dần calo. Lượng thức ăn của trẻ cũng có thể tăng từ ít đến nhiều, loãng đến đặc. Và protein nạp vào cơ thể cũng cần được phụ huynh tăng dần (từ 1-5g/kg). Khi trẻ phát triển và tăng cân ổn định, ba mẹ có thể duy trì lượng protein cần thiết là 3g/kg. Bên cạnh ăn, có thể cho trẻ uống các sữa bổ sung dinh dưỡng năng lượng hoặc uống viên bổ sung (vitamin, chế phẩm chứa sắt và men tiêu hóa).

Thực phẩm trẻ thiếu dinh dưỡng nên ăn

  • Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.
  • Ở trẻ còn bú: Ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa – dầu – đường.
  • Ở trẻ ăn bổ sung: Ngoài sữa mẹ và những bữa sữa – dầu – đường cho ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ bổ sung vitamin từ các loại rau củ quả. Nếu trẻ không chịu ăn, có thể xay rồi cho trẻ uống các loại nước quả tươi.

Thực phẩm dành cho trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Thực phẩm dành cho trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Trích nguồn: Vinmec

Thu Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *