Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Người Lớn

Bệnh nhân gút nên sử dụng thực phẩm nào để cải thiện sức khỏe nhất?

Chắc hẳn gút là căn bệnh không mấy xa lạ với chúng ta; khi nhắc đến gút chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các phần sưng phù nề của cơ thể. Bệnh gút không nguy hiểm đến tính mạng nếu biết cách chữa trị và phòng chống kịp thời. Tuy nhiên hậu quả khủng khiếp mà gút để lại khiến bệnh nhân phải kiêng cử; và tuân theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Vậy bệnh nhân gút nên sử dụng thực phầm nào để cải thiện sức khỏe nhất? Liệu rằng có những lưu ý nào đối với bệnh nhân gút không?
Bài viết này QMK xin phép chia sẻ danh sách những thực phẩm cần có trong chế độ ăn uống; cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Hi vọng đây sẽ là một bài viết hữu ích dành cho bạn!

Bệnh gút nguy hiếm thế nào?

Đối với bệnh nhân gút, khi mắc phải gút, sẽ phải chịu những cơn đau liên tục; từ các khớp cơ thể. Không chỉ vậy, bệnh nhân gút thường xuyên cảm thấy mỏi, nhứt; nếu hoạt động mạnh. Không chỉ thế, bệnh nhân còn bị các vấn đề liên quan đến thận như: bị tiết niệu; xuất hiện sỏi thận trong cơ thể.

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.
Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gút (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.

Nguyên nhân của bệnh

Tăng axít uric máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gút, tăng axít uric là hậu quả của hai quá trình tăng sinh tổng hợp axít uric trong cơ thể và giảm bài xuất axít uric qua thận. Với bệnh nhân gút thường có kết hợp cả hai quá trình trên: vừa tăng sinh tổng hợp, vừa giảm bài xuất axít uric.
Cơ chế để tổng hợp axít uric là các purin có nhiều trong thức ăn như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ, bia, cà phê, chè… Rượu là thức uống có tác dụng giảm khả năng bài xuất axít uric qua thận hậu quả là tăng lactat máu do rượu. Axít uric được tạo thành do oxy hóa các nhân purin kiềm tạo thành adenin và guanin. Nhân purin kiềm là thành phần của axít nhân tế bào, nó có nguồn gốc từ nội sinh (cơ thể) hoặc ngoại sinh (thức ăn).

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gút

Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như: ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè; vì nó làm giảm khả năng bài xuất axít uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

Tăng cường đào thải axít uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối…).

Các thực phẩm không nên ăn

Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải:Thịt các loại, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ.
Các thực phẩm nên ăn: Uống đủ nước: 2 – 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau; sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…).

Có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút; giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g/ngày; nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Thực đơn cho bệnh nhân gút mạn tính

Như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100g/ngày.

Nguồn: ksbtdanang

Phương Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *