Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Người Lớn

Thực phẩm có lợi dành cho bệnh nhân cao huyết áp

chuan-bi-gi-khi-lam-giay-kham-suc-khoe-a3-2

Cao huyết áp là một căn bệnh vô cùng đáng sợ; vì những hậu quả cao huyết áp mang lại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp nếu biết cách chữa trị và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Có thể nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu hậu quả mà căn bệnh tai quái này gây ra. Bài viết này QMK không chỉ mách nước các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp; mà còn chia sẻ những loại thực phẩm có lợi giúp bệnh nhân cao huyết áp hồi phục nhanh chóng. Bạn đừng bỏ qua bài viết hữu ích này nhé!

Cao huyết áp và triệu chứng

chuan-bi-gi-khi-lam-giay-kham-suc-khoe-a3

Bệnh tăng huyết là căn bệnh phát tán khi lượng máu đổ dồn về tim quá nhanh; hơn lực bơm bình thường. Sẽ gây ra các áp lực máu, khiến cơ thể không thể thích nghi kịp. Dẫn đến các tình trạng choáng; chóng mặt; và nặng hơn là gây tê liệt tay chân, toàn thân.

Căn bệnh này lại không có triệu chứng cụ thể; diễn ra một cách thầm lặng và để lại hậu quả nguy hiểm như: đau tim, đột quỵ,…

Những thực phẩm có lợi dành cho bệnh nhân cao huyết áp

Các loại rau lá xanh

Không chỉ nổi tiếng với hàm lượng axit folic dồi dào, các loại rau lá xanh cũng là một nguồn kali phong phú. Bổ sung kali cho cơ thể sẽ giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.

Một số loại ra lá xanh có hàm lượng kali cao bao gồm:Rau diếp, Cải xoăn, Rau chân vịt, Cải cầu vồng, Cải búp

Bạn nên ưu tiên sử dụng rau tươi, bởi các loại rau đóng hộp thường có thêm muối.

Việt quất

Các loại quả mọng, nhất là việt quất, rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả. Ngoài việt quất, bạn có thể thêm quả mâm xôi, dâu tây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nếu muốn giảm huyết áp.

Củ dền

Thành phần oxit nitric trong củ dền giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia cũng nhận thấy chất nitrat trong nước ép củ dền làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ.

Sữa tách béo (skim milk) và sữa chua

Giàu canxi và ít chất béo là 2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Và sữa tách béo cùng sữa chua là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ ăn ít nhất năm phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

So với sữa chua có đường, bạn nên ưu tiên loại ít đường hoặc không đường

Yến mạch

Cao huyết áp nên ăn gì? Thực đơn chắn chắn sẽ không thể thiếu yến mạch với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và muối. Ăn bột yến mạch cho bữa ăn sáng là một cách tuyệt vời để tiếp nhiên liệu cho ngày mới.

Chuối

Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali, có tác dụng hiệu quả để đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài. Bạn có thể kết hợp yến mạch và chuối cho bữa sáng để bổ sung kali cho cơ thể. Nếu có một buổi sáng vội vã, bạn có thể ăn một trái chuối và một quả trứng, bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho một bữa sáng dinh dưỡng.

Cá béo

Cá là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo như cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.

Các loại hạt

Ngoài kali, các loại hạt còn chứa magiê và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí có thể dùng như một bữa nhẹ dinh dưỡng.

Thủ sẵn một bịch hạt trong tủ và bạn vừa có thể cứu đói khi buồn miệng, vừa có thể giảm huyết áp hiệu quả

Tỏi và các loại gia vị thảo mộc

Tỏi chứa nitric oxide thúc đẩy giãn mạch, mở rộng các động mạch giúp giảm huyết áp. Sử dụng các loại gia vị thảo mộc khi chế biến thức ăn có thể giúp bạn cắt giảm bớt lượng muối không cần thiết.

Chocolate đen

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy ăn 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.

Dầu ô liu

Dầu ô liu chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy, khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.

Lựu

Một nghiên cứu kết luận rằng uống một cốc nước lựu mỗi ngày/lần trong 4 tuần sẽ giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Nếu không muốn uống nước ép, bạn có thể ăn lựu nguyên chất. Hiệu quả mang lại cũng tương tự.

Nguồn: hellobacsi

Phương Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *