Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Chất béo trong sữa mẹ có tác dụng gì đối với trẻ?

Sữa mẹ đóng vai trò to lớn, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt, chất béo trong sữa mẹ lại đóng góp dinh dưỡng quan trọng cho bé yêu. 

Chiếm 26,1%, cung cấp 44% năng lượng

chất béo trong sữa mẹ không chiếm tỷ trọng chính, nhưng nó có thể cung cấp tới 44% năng lượng cho bé yêu. Cụ thể, trong sữa mẹ có các thành phần như sau:

Glucid: 7g

Protein:1,5g

Lipid: 3g

Như vậy, 100g sữa mẹ thì chất béo chỉ chiếm 3g. Với mức độ này, chất béo chiếm gần ¼ các chất sinh năng lượng có trong sữa mẹ.

Chất béo với thể lực và trí não của trẻ

Chất béo có tác dụng đối với trí tuệ của các bé.

Chất béo trong sữa mẹ có vai trò quan trọng đối với não bộ của bé. Chất béo là thành phần để tạo nên những hợp chất quan trọng trong cơ thể Hơn nữa, nó có tác dụng tạo nên màng tế bào và tổ chức thần kinh.

Bé thường phát triển nhanh giai đoạn đầu đời. Do đó, não bộ của bé cần chất béo để phát triển. Chỉ 12 tháng nhưng não bé phát triển gấp 3 lần so với lúc sinh. Vậy nên thiếu chất béo sẽ rất nguy hại cho trẻ nhỏ.

Có thể nói chất béo trong sữa mẹ giúp cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ em. Điều này thể hiện ngay từ giai đoạn rất sớm vì nó giữ vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ.

Ngoài ra, chất béo còn là dung môi tốt để hòa tan các vitamin A, D, E, K. Đây đều là những vitamin có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nếu như cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin này phải cần có chất béo trong khẩu phần  ăn.

Những khám phá kỳ diệu về chất béo

Phân tử chất béo được phân tích chuyên sâu cho thấy chất béo có lợi cho cơ thể trẻ nhỏ.

Với sự tiến bộ của khoa học, ngày nay người ta còn đi sâu tìm hiểu vai trò của từng thành phần có trong sữa mẹ. Trong đó, các nghiên cứu về chất béo có trong sữa mẹ đã mang lại những phát hiện rất quan trọng. Chúng giúp giải thích được nhiều ưu điểm của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Về mặt cấu trúc phân tử, hầu hết chất béo trong sữa mẹ dưới dạng triglyceride. Chúng được hình thành từ sự gắn kết 3 axit béo vào một phân tử glycerol ở các vị trí 1; 2; 3. Các axit béo trong sữa mẹ chủ yếu là axit palmitic. Vị trí gắn kết của axit palmitic vào phân tử glycerol sẽ tác động đến tính chất, khả năng tiêu hóa của trẻ. 

Về mặt lý thuyết, chất béo trong sữa mẹ có thể gắn ở các vị trí khác nhau tại 3 vị trí trên phân tử glycerol. Vị trí gắn nhất, tới 70%, là gắn ở vị trí 2. Vị trí này cũng được gọi là sn-2 palmitate, hay ngắn gọn là OPO. Trong khi đó ở sữa bò, hay dầu thực vật, các axit palmitic thường gắn kết ở vị trí số 1; số 3. Những thông tin này có vẻ khó hiểu nhưng nó là căn cứ để giải thích nhiều điều thú vị. Nó giải thích tại sao cũng là chất béo mà lại khác nhau về chức năng và khả năng hấp thụ, tiêu hóa.

Trích dẫn theo yhoccongdong.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *