Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Bữa ăn học đường thí điểm tại các thành phố lớn

Bữa ăn học đường là một trong những giải pháp giúp các em luôn dồi dào sức khỏe. Tình trạng suy dinh dưỡng và vấn đề sức khỏe ở trẻ nhỏ Việt Nam là một vấn đề lớn, cần giải quyết.

Hiện trạng tại Việt Nam.

Trước khi triển khai các bữa ăn học đường, tình trạng trẻ nhỏ suy dinh dưỡng ở Việt Nam là rất lớn. Các con số thống kê đã nói lên điều này. Theo đó, có đến 13,7% các bé bị suy dinh dưỡng ở 6-9 tuổi. Con số này còn cao hơn khi các bé lớn hơn 9-11 tuổi. Bên cạnh việc suy dinh dưỡng thì vấn đề thừa cân cũng đáng lo ngại. Tại thành phố, các bé có xu hướng béo phì ngày càng tăng. Có trên 40% các bé bị thừa cân tại Hà Nội ( năm 2011). Cho đến nay, mức độ này vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Vấn đề thiếu dinh dưỡng ở trẻ không chỉ xảy ra ở nông thôn. Tại thành phố cũng có nhiều bé lười ăn, kém dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ bị thiếu máu cũng trên 10% Tỉ lệ các bé bị thiếu vitamin cũng rất lớn ( gần 50%). Hơn nữa, các bé còn thiếu vitamin D nên cơ thể khó tăng trưởng và hấp thụ chất.

Bữa ăn tại trường chưa đủ chất

Khẩu phần ăn của trẻ em lứa tuổi tiểu học chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Điều tra khẩu phần ăn của trẻ từ 6-11 tuổi tại 6 tỉnh thành năm 2011 cho thấy: khẩu phần năng lượng chỉ đạt khoảng 76% nhu cầu đề nghị, khẩu phần canxi rất thấp. Cụ thể như sau: ở nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt 59%, ở nhóm tuổi 9-11 tuổi chỉ đạt 45% nhu cầu khuyến nghị. Khẩu phần sắt của nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt  68%, nhóm 9-11 tuổi đạt 54%. Khẩu phần vitamin A  của nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt khoảng 54% và nhóm tuổi 9-11 tuổi đạt 43% nhu. Khẩu phần vitamin C sau chế biến của nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt khoảng 61%. Nhóm tuổi 9-11 tuổi chỉ đạt 49% nhu cầu khuyến nghị.

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy chương trình bữa ăn học đường đã góp phần cải thiện thể lực và trí lực của học sinh. Các nước này đều có những quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở Nhật có luật dinh dưỡng học đường năm 1954 và năm 2005. Theo đó, ở mỗi trường phải có 1 cử nhân dinh dưỡng để xây dựng thực đơn. Đồng thời, thực hiện chương trình giáo dục dinh dưỡng cho học sinh ăn uống lành mạnh.

Bữa ăn học đường tại Việt Nam

Ở Việt Nam, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thông qua bữa ăn học đường là nội dung quan trọng. Vấn đề này nằm trong Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2011-2030. Vì vậy, Viện Dinh dưỡng và công ty Ajinomoto Việt Nam, Sở Giáo dục triển khai dự án bữa ăn học đường với các mục tiêu sau:

Xây dựng bộ thực đơn dành cho bữa ăn bán trú gồm 40 thực đơn với các tiêu chí:

  • Cân đối về dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về năng lượng dựa trên những khuyến nghị về dinh dưỡng cho học sinh tiểu học.
  • Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương để chế biến món ăn phong phú với giá thành hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, đường và muối.
  • Dễ chế biến, đẹp mắt, ngon miệng và phù hợp với khẩu vị của học sinh.

Hỗ trợ công cụ cho các trường giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học. Chúng tôi sử dụng thông qua tài liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh “Ba phút thay đổi nhận thức”.

                                                               Theo Viendinhduong.vn

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *