Phương Pháp Phòng Bệnh

Một số dấu hiệu của bệnh phổi thường gặp

Dạo gần đây bạn thường có những biểu hiện mệt mỏi, kiệt sức hay là sụt cân không rõ nguyên nhân…Đây rất có thể là những biểu hiện của bệnh phổi. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh phổi để bạn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu bệnh phổi bạn cần biết

Đau ngực

Nhiều người cho rằng đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim hoặc của bệnh ung thư vú. Nhưng ít ai biết rằng đau ngực cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh về phổi.  Bệnh lý về phổi; đặc biệt là viêm màng phổi khiến kích thích niêm mạc bên trong lồng ngực gây ra các cơn đau ngực. Thi thoảng, khi phổi có một khoang bị vỡ, khiến khí tràn vào khoang ngực quanh phổi; cũng gây ra các cơn đau.

Ho liên tục, từng cơn

Những bệnh lý liên quan đến phổi thường đi kèm với những cơn ho kéo dài khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Cơn ho thường vào sáng sớm và có thể đi kèm với sốt vào ban đêm. Bên cạnh đó ho còn đi kèm với dịch, máu đây là trường hợp rất nguy hiểm. Nếu có triệu chứng này rất có thể bạn đã bị viêm phế quản mãn tính. Tình trạng kéo dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh vì vậy cần đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám bệnh.

Thở khò khè

Khi phổi gặp vấn đề khiến đường hô hấp bị viêm nhiễm. ĐIều đó khiến cho hơi thở của ban khò khè nhiều trường hợp còn khó thở. Đây cũng là những biểu hiện đầu tiên để nhận biết bệnh ung thư phổi. Nếu có những biểu hiện trên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra phổi có đang khỏe mạnh hay là không.

Khó thở

Khi phổi gặp vấn đề do đó mà không hoạt động khỏe như bình thường để cung cấp oxy cho cơ thể. Vì vậy mà bệnh nhân thường thấy khó khăn khi thở và thở rất gấp gáp.

Kiệt sức, thiếu năng lượng

Khi phổi hoạt động kém không cung cấp đủ lượng oxy đi nuôi các tế bào trong cơ thể; sẽ làm bạn có cảm giác mệt mỏi. Các tế bào cần oxy để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể; bạn phải làm việc gắng sức, gây mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng để hoàn thành tốt công việc.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Bệnh phổi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, trong đó có việc sụt vài cân đột ngột. Trong tình huống này; sụt cân không phải là loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tình trạng viêm phổi có thể gây suy giảm trọng lượng các nhóm cơ; khiến chúng không phát triển theo đúng trình tự. Đặc biệt tình trạng sút cân có thể diễn ra nhanh chóng; có thể sút 4-10 cân trong một tháng nếu người bệnh mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.

Da xanh xao

Thông thường, các hồng cầu có trong các tế bào máu sẽ vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể; khiến làn da khỏe mạnh, hồng hào. Tuy nhiên, những bộ phận không nhận đủ oxy cần thiết như môi, ngón tay, sẽ trở nên xanh xao. Điều này càng rõ rệt hơn ở những người mắc ung thư phổi.

 Khàn giọng

Khàn tiếng cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Chúng xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát âm thanh. Khi bị ung thư phổi, dây thanh âm sẽ bị kích thích và dễ bị viêm; điều này dẫn đến những thay đổi trong giọng nói. Nếu hiện tượng kéo dài 2-3 tuần mà không rõ lý do, bạn cần đi khám ngay.

Ho ra máu

Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở người mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là đối tượng hút thuốc. Các dạng ung thư phổi đều có thể xuất hiện triệu chứng ho ra máu. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị ho ra máu là: bị bệnh nhiễm trùng, lao, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim mạch, … dù là lý do nào bạn cũng cần phải đi thăm khám ngay với bác sĩ.

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về phổi

Phương pháp chẩn đoán tổn thương phổi được sử dụng nhiều nhất là bộ 3 xét nghiệm: chụp X-quang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư bằng sinh thiết, chụp cắt lớp điện toán ngực (CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI).

Sau khi thực hiện các xét nghiệm trên; bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng và cấp độ tổn thương phổi để đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Nếu chỉ là viêm phổi có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị và bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Nếu nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ làm sinh thiết và có phác đồ điều trị tùy thuộc vào từng cấp độ của tế bào ung thư.

Cách phòng bệnh ung thư phổi

  • Tránh xa thuốc lá, thuốc lào… kẻ thù của phổi
  • Chăm chỉ tập thể dục thường xuyên
  • Ăn nhiều rau và chất xơ
  • Tránh tiếp xúc với phòng xạ và kim loại nặng.

Nguồn: Benhvienthucuc

Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *