Việc thực hiện khám sức khoẻ định kỳ là điều quan trọng và nên thực hiện thường xuyên. Vậy có những gói khám nào bạn nên thực hiện để nắm được tình trạng sức khoẻ của bản thân?
Khám sức khỏe tổng quát cho hệ tim mạch
Khám hệ tim mạch rất quan trọng đối với mỗi người. Trong đó bao gồm những vấn đề sau:
Đo huyết áp
Đối với những trường hợp dưới 40 tuổi, không có yếu tố di truyền hoặc không có tiền sử gì về bệnh huyết áp thì 1 năm nên kiểm tra huyết áp 2 lần. Đối với những đối tượng trên 40 tuổi, bản thân có tiền sử bệnh huyết áp hoặc có yếu tố di truyền như người thân trong gia đình từng đột quỵ, đau tim thì nên thực hiện kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Xét nghiệm máu
Xẻt nghiệm máu là thủ tục giúp kiểm tra mức độ cholesterol và lượng chất béo trung bình trong máu. Dựa vào những chỉ số sẽ giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên cũng như chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Nếu có chỉ số ở mức cao thì làm tăng nguy cơ gặp phải những rủi ro sức khỏe khác nhau, trong đó có bệnh tim. Nếu bạn trên 45 tuổi, bạn nên thường xuyên thực hiện các xét nghiệm máu với tần suất 5 năm/lần. Với những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hoặc có tiền sử người thân bị bệnh tim, hãy xét nghiệm máu hàng năm khi ở độ tuổi 40.
Điện tâm đồ
Đây là xét nghiệm y tế không xâm lấn, không gây đau để phát hiện các bất thường khi tim co bóp.
Xét nghiệm béo phì
Thừa cân là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường… Bằng cách làm xét nghiệm này, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra chỉ số khối cơ trên cơ thể và số đo vòng eo khoảng 2 năm/lần. Nếu bạn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.
Khám sức khỏe tổng quát cho bệnh tiểu đường
Các xét nghiệm khi khám sức khỏe cho bệnh tiểu đường bao gồm kiểm tra mức đường huyết lúc đói và đo lượng glucose trong máu sau khi bạn nhịn ăn. Nó thường được thực hiện trước khi bạn ăn sáng. Tùy vào các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bạn đang có; bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nên kiểm tra hàng năm hoặc 3 năm/lần.
- Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Người trên 45 tuổi.
- Người béo phì.
- Người có huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao.
- Người thường xuyên hút thuốc lá, ít vận động.
- Người có tiền sử bị đau ngực, đau tim đột quỵ hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ (đối với phụ nữ).
Khám sức khỏe định kỳ cho xương khớp
Tuổi đời càng cao; bạn càng có nhiều nguy cơ bị loãng xương. Dù bạn là nam hay nữ thì cũng nên khám sức khỏe định kỳ cho hệ xương khớp từ 1-2 lần/năm nếu bạn trên 50 tuổi. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết sớm các dấu hiệu loãng xương cũng như những bất thương gây bệnh cho xương, khớp (nếu có).
Các gói khám sức khỏe định kỳ khác
Thể trạng của mỗi người không giống nhau. Cộng vào đó; thói quen sinh hoạt; chế độ ăn uống; tập luyện của từng người cũng khác nhau. Vì thế; tình trạng sức khỏe và định kỳ thăm khám cũng không thể giống nhau ở tất cả mọi người. Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh và thể trạng hiện tại của bạn để giúp bạn lên lộ trình thăm khám định kỳ phù hợp. Với phụ nữ; có thể bạn sẽ được yêu cầu tầm soát để kiểm tra nguy cơ mắc phải những căn bệnh phổ biến như viêm âm đạo; ung thư vú; ung thư cổ tử cung hoặc những vấn đề liên quan đến buồng trứng. Đối với nam giới; có thể bạn sẽ được yêu cầu tầm soát các loại bệnh thường gặp liên quan đến tuyến tiền liệt; phổi; thận; dương vật…
Trích dẫn từ Hello Bác sĩ
Đông Nguyễn