Trẻ bị tiêu chảy sẽ cảm thấy rất khó chịu. Vậy bé phải được chăm sóc như thế nào và ăn uống ra sao?
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho các bé bị tiêu chảy vài ngày hay kéo dài. Đa số đều do các loại vi khuẩn gây ra. Có một số vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ mà ba mẹ cần biết. Đó là vi khuẩn E.coli. Loại vi khuẩn này rất phổ biến, chúng có đến 5 loại khác nhau. Ngoài ra cũng có vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella hay Campylobacter jejuni. Bên cạnh các vi khuẩn gây bệnh, các loài ký sinh trùng cũng là nguyên nhân khiến bé bị đau bụng. Tên của các loại ký sinh trùng này là L, Cryptosporidium, và giardia.
Các yếu tố nguy cơ tiêu chảy kéo dài
Dưới đây là vài yếu tố có thể dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy dài ngày:
Độ tuổi của bé: nếu bé dưới 12 tháng tuổi thì rất có thể bé sẽ phải chịu tiêu chảy kéo dài, có sức đề kháng yếu.
Khả năng miễn dịch: tùy cơ thể mỗi bé mà khả năng miễn dịch khác nhau. Nếu bé khỏe, cân nặng đủ thì ít bị bệnh hơn. Các bé hay còi, thiếu dinh dưỡng sẽ có khả năng mắc bệnh và bệnh kéo dài.
Tiền sử bệnh: nếu bé đã từng bị tiêu chảy cấp rồi thì khi bị lại khả năng bệnh sẽ kéo dài ngày.
Chế độ ăn: bé ăn uống sạch sẽ, lành mạnh, dùng sữa mẹ sẽ ít bị tiêu chảy.
Triệu chứng lâm sàng
- Trẻ ỉa phân lúc đặc lúc lỏng, lổn nhổn có mùi chua, màu vàng hoặc xanh, có bọt do cơ thể không dung nạp đường; biểu hiện phân nhầy hồng có máu, mót rặn là trẻ mắc lỵ. Số lần tiêu chảy lúc giảm lúc tăng. Tùy theo mức độ có thể biểu hiện mất nước nhẹ, vừa và nặng.
- Trẻ biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển thể lực.
- Thiếu vitamin nhất là vitamin A gây khô mắt và một số yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng…
- Trẻ thường mắc các bệnh phối hợp như viêm tại giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết…
- Chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ em
- Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men thủy phân disaccharidase ở vi nhung mao ruột làm cho chức năng tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng được nhanh chóng trở về bình thường.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn
Để hạn chế khả năng trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ chú ý:
- Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn.
- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, chất béo, vitamin và các yếu tốt vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
- Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: Thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp
- Dùng các loại thức ăn có sẵntại địa phương: Gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, xúp.
- Chọn các loại thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa…tốt nhất là thịt gà.
- Uống và ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp thêm các vitamin và muối khoáng.
Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem quá mức.
- Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: Sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ < 6 tháng tuổi.
Chế độ ăn cho trẻ từ 6-12 tháng
- Tiếp tục bú mẹ
- Pha loãng sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.
- Đảm bảo thức ăn bổ sung: Bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường tránh tăng áp lực thẩm thấu.
- Cho ăn nhiều bữa trong ngày: Ít nhất 6 bữa.
Chế độ ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
- Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật pha loãng như trên.
- Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ.
- Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24 giờ.
- Khi trẻ bị tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.
Có thể mẹ quan tâm: Thời điểm nên tẩy giun cho bé
Theo Viendinhduong.vn
Thanh Vân