Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm đá, cườm khô là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua; giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Khi tình trạng trong suốt của thấu kình này mất đi; nó sẽ dần chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân sẽ có hiện tượng suy giảm thị lực; tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.
Nguyên nhân đục thủy tinh thể
– Tuổi tác: Trong cấu trúc protein thủy tinh thể sẽ đục thể thuỷ tinh khi con người già đi
– Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Khi mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai… thì bé cũng có nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể.
– Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
– Chấn thương: Một số chấn thương cũng có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
– Các nguyên nhân khác: mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.
Các dấu hiệu bệnh đục thuỷ tinh thể là gì?
– Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng nhất. Thường là nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng bị ảnh hưởng trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thuỷ tinh.
Mức độ giảm thị lực tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn nhận biết được ánh sáng.
Đục thể thuỷ tinh làm tăng khả năng hội tụ của nó. Đây là lý do tại sao người một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh bị tầm nhìn đôi, thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như trong sương mù. Hiện tượng này do thuỷ tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó.
Những triệu chứng lạ
– Ở một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng; như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, trong bóng râm thì nhìn lại tốt hơn. Đó là những bệnh nhân đục thể thuỷ tinh trung tâm khi ra nắng; sáng thì đồng tử co nhỏ lại; ánh sáng tới được võng mạc do đi quan đúng vùng trung tâm đục.
Khi trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay bóng râm; đồng tử sẽ giãn rộng hơn; do đó ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm; khiến bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể
Cách điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là một bệnh nguy hiểm, vì thế ta cần chữa trị kịp thời. Cho đến nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại.
Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật; chỉ cần bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.
Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt
Nguồn: Benhvienthucuc
Hồng Tuyết