Triglyceride là gì? Tác hại như thế nào?
Chỉ số triglyceride là gì?
Mỡ trong máu (triglyceride) còn được gọi là chất béo trung tính đươc tìm thấy trong máu. Nó là thành phần chính tạo nên dầu thực vật và mỡ động vật.
Sau khi được đưa vào cơ thể, triglyceride sẽ được vận chuyển phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với cholesterol để tạo nên năng lượng cho cơ thể.
Chỉ số triglyceride cao, thấp, bình thường là bao nhiêu?
Theo chia sẻ từ chuyên gia đến từ Hội tim mạch Hoa Kỳ:
- Bình thường: dưới 150mg/dL (1.7mmol/L).
- Cao nhẹ: từ 150 – 199mg/dL (1.7 – 2mmol/L).
- Cao: từ 200 – 499mg/dL (2 – 6mmol/L).
- Rất cao: trên 500mg/dL (trên 6mmol/L).
Triglyceride có tác động như thế nào đến cở thể?
Cơ thể mỗi người đều cần triglyceride để chuyển hóa năng lượng để hoạt động và làm việc. Tuy nhiên, có quá nhiều triglyceride trong máu sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, chỉ số triglyceride trong máu quá cao (vượt quá 500mg/dL) có thể dẫn đến bệnh viêm tụy cấp, đe dọa tính mạng.
Tăng triglyceride máu và các rối loạn do tăng triglyceride máu gây ra thật sự rất nguy hiểm.
Nguyên nhân làm tăng chỉ số triglyceride trong máu
Tăng chỉ số triglyceride trong máu có liên quan đến một số yếu tố, bao gồm:
- Béo phì, thừa cân;
- Mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường);
- Bệnh thận, giảm chức năng tuyến giáp và bệnh gan;
- Tuổi cao;
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đường và uống nhiều rượu sẽ làm tăng lượng triglyceride sản xuất trong gan;
- Dùng thuốc tránh thai dạng uống, steroid và thuốc lợi tiểu;
- Yếu tố gia đình.
Xét nghiệm triglyceride bằng cách nào?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người trưởng thành nên thực hiện xét nghiệm triglyceride thường xuyên để đánh giá những nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ mỡ trong máu triglyceride tăng cao như:
- Hút thuốc lá;
- Thừa cân, béo phì;
- Bị cao huyết áp;
- Tiền sử gia đình có người bị mỡ trong máu cao…
Thông thường, bạn có thể xác định chỉ số mỡ máu triglyceride trong cơ thể thông qua xét nghiệm máu. Hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện đều có thực hiện xét nghiệm triglyceride, bạn dễ dàng thực hiện xét nghiệm này.
Kiểm soát chỉ số triglyceride tốt bằng cách nào?
Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ do chỉ số triglyceride cao thì bạn cần duy trì chỉ số triglyceride thấp hoặc ở ngưỡng bình thường. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát chỉ số triglyceride tốt hơn:
Giảm trọng lượng cơ thể nếu bạn đang thừa cân
Giảm cân là cách hiệu quả để giảm mức triglyceride trong máu. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm triglyceride máu xuống 40mg/dL (0.45mmol/L).
Giảm tiêu thụ đường
Chế độ ăn ít tinh bột và đường giúp giảm lượng triglyceride trong máu. Việc thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc cũng có thể làm giảm triglyceride gần 29 mg/dL (0,33 mmol/L).
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêu thụ không quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày.
Ăn nhiều chất xơ
Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm nồng độ triglyceride trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp kiểm soát chỉ số triglyceride trong máu. Một số hình thức thể dục dễ thực hiện bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…Mỗi ngày nên tập ít nhất 30 phút.
Ăn cá béo 2 lần mỗi tuần
Cá béo gồm cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá thu,…rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và có khả năng hạ chỉ số triglyceride trong máu do có hàm lượng axit béo omega-3 cao.
Giảm các chất béo không lành mạnh
Nhìn chung, chỉ số mỡ trong máu triglyceride cao sẽ không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học để có thể ngăn chặn tình trạng tăng triglyceride trong máu, từ đó giúp bạn cải thiện sức khỏe được tốt hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu của việc đau ruột thừa ở người lớn
Theo VOH Radio
Huyền Trân