Những điều bạn cần biết về đau ruột thừa
Đau ruột thừa là gì?
Đây không phải là một bệnh lý cụ thể, mà là triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột thừa. Đây là một cơ quan nhỏ trong cơ thể, mỏng dài khoảng 5 – 10cm, có hình ống được nối với ruột già, nằm ở góc phần tư phía dưới bên phải của bụng. Khi bị nhiễm trùng sẽ được gọi là viêm ruột thừa.
Đây là một cấp cứu y khoa và biện pháp điều trị tiêu chuẩn chính là phẫu thuật cắt bỏ.
Theo các số liệu thống kê hiện nay tình trạng này thường xảy ra với những người trong độ tuổi từ 10 – 30 tuổi.
Nguyên nhân đau
Viêm nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau ruột thừa. Khi niêm mạc ở tử cung tắc nghẽn sẽ dẫn đến trường hợp bị viêm nhiễm. Một số trường hợp sỏi phân ( là hiện tượng phân cứng như đá) dịch chuyển có thể làm tắc nghẽn lòng ruột, khiến mô ruột bị viêm. Các chấn thương ở vùng bụng có thể là nguyên nhân dẫn đến vỡ ruột thừa.
Triệu chứng đau
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa do viêm thông qua triệu chứng đau bụng. Đây là dấu hiệu đầu tiên xảy ra khi ruột thừa bắt đầu viêm. Cơn đau ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn hoặc thượng vị, sau đó di chuyển xuống hố chậu phải. Tình trạng đau thường âm ỉ, liên tục nhưng mức độ đau sẽ tăng dần trong vòng 6 – 24 tiếng, đặc biệt khi bạn xoay người ho, hắt hơi, di chuyển hoặc tác động vào cơn đau sẽ càng tăng lên.
Đau bên nào?
Đa phần, triệu chứng đau do viêm thường xuất hiện ở phải vùng bụng dưới. Tuy nhiên, vị trí đau cũng có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và vị trí của ruột thừa. Đối với phụ nữ mang thai, thường đến từ vùng bụng trên vì khi mang thai, ruột thừa sẽ nằm ở vị trí cao hơn.
Có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới:
- Viêm phúc mạc toàn bộ: Ruột thừa vỡ chảy vào ổ bụng gây ra hội chứng nhiễm trùng toàn thân. Bệnh nhân có thể bị đau khắp bụng, bí trung tiện, chướng bụng do liệt ruột, phản ứng thành bụng lan rộng khắp ổ bụng.
- Áp-xe ruột thừa: sẽ tạo thành ổ áp xe ruột thừa. Khi ổ áp xe vỡ vào ổ bụng sẽ gây trường hợp viêm phúc mạc.
- Đám quánh quanh ruột: Có thể phát triển theo hướng tan dần
Chẩn đoán và điều trị tình trạng này
Chẩn đoán
Khi có triệu chứng, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Điều trị
Thường liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được dùng một liều kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Phẫu thuật có thể thực hiện bằng mổ hở hoặc mổ nội soi. Hầu hết bệnh nhân đều phải ở lại bệnh viện được được theo dõi một vài ngày sau khi phẫu thuật. Sau khi về nhà sẽ tiếp tục dùng kháng sinh trong khoảng 3 – 5 ngày.
Đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì?
Sau khi phẫu thuật, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể ăn:
- Trái cây tươi.
- Sữa tươi hoặc sữa lên men.
- Rau củ.
- Uống nước chanh hoặc nước ép cà rốt, dưa chuột và củ cải.
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì cũng sẽ có những thực phẩm cần tránh, đó là:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, bao gồm thịt, trứng, phô mai, sữa nguyên kem, chocolate, kem, thức ăn chiên xào…
- Thực phẩm nhiều đường như kẹo, đồ ngọt, bánh ngọt, kem…
- Nước trái cây chế biến sẵn và đồ hộp.
- Thức uống có gas, rượu, bia.
- Tiêu và các loại gia vị cay
Có thể phòng ngừa không?
Hiện không có cách nào để ngăn ngừa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ.
Nhìn chung, đau ruột thừa là một cấp cứu y khoa cần được chẩn đoán đúng và trí kịp thời. Nếu không được điều trị sớm, ruột thừa từ viêm có thể chuyển sang vỡ khiến phân tràn vào ổ bụng và đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm: Biếng ăn-nguyên nhân và giải pháp
Theo VOH Radio
Huyền Trân