Bạn đang lo lắng khi bé nhà bạn bị ho? Bạn đang loay hoay tìm cách chữa ho cho bé. Tuy nhiên bạn chưa biết nguyên nhân từ đâu. Ngay dưới đây bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ tất tần tật những điều lo lắng trên khi trẻ bị ho
Các yếu tố dẫn đến trẻ bị ho
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho, ngoài các yếu tố như trẻ bị sặc: bé bị sặc thức ăn, sặc nước bọt, sặc nước khi con uống hay sặc khí có thể khiến con bị ho. Bên cạnh những yếu tố trên, thì những bệnh sau cũng có thể khiến trẻ bị ho:
– Viêm mũi, họng
– Viêm phế quản
– Viêm tiểu phế quản
– Viêm phổi
– Cảm lạnh, bệnh cúm
– Ho gà (hiện nay ít gặp vì đã có vắc-xin ho gà ngừa được gần 90%).
– Ho do trào ngược dạ dày thực quản
Khi nào trẻ cần đi khám
- Trẻ dưới ho nhiều,cường độ ho mạnh thậm chí ho dữ dội.
- Thở nhanh
- Thở lõm ngực
- Kèm sốt cao, li bì, bỏ bú chán ăn, biếng ăn.
- Ho kéo dài từ 3-5 ngày không ngớt.
Cách điều trị khi bé bị ho
Khi ba mẹ thấy bé ho trong nhiều trường hợp hãy cho trẻ đi thăm khám để biết vì sao bé bị ho; việc mẹ tự chăm bé ở nhà có thể gặp rất nhiều rủi ro, mà đoán đúng rồi chưa chắc đã chữa đúng; thế là tiền mất tật mang không những thế còn có thể khiến bệnh của con nặng hơn. Cho nên khi bé bị ho mẹ hãy đưa bé đến gặp ngay bác sĩ để điều trị một cách sớm nhất.
Thuốc ho
Có rất nhiều mẹ sử dụng các loại thuốc ho thảo dược, thuốc tự chế theo phương pháp dân gian cho trẻ. Liệu mẹ có dám chắc các nguyên liệu đó là sạch; cách chế biến đó là an toàn cho trẻ không, có đảm bảo vệ sinh hay không. Nếu chắc chắn an toàn thì hãy dùng để chữa ho cho bé.
Thuốc tân dược thì phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi, đọc hướng dẫn nhiều khi không chính xác.
Loại siro ho phải dùng liều chính xác, bây giờ có nhiều loại siro ho có loại dùng cho ho khan; có loại dùng cho ho có đờm, mẹ có biết con bị ho loại nào không, nếu chắc chắn thì hãy dùng.
Thuốc long đờm: tùy bệnh mà bác sĩ sau khi thăm khám mới chỉ định cho bé dùng, vì có bệnh uống thuốc long đờm bé ho còn nặng hơn, có bệnh uống thuốc ho long đờm ho nhiều hơn chút nhưng nhẹ thở.
Khí dung
Chỉ khi bé bị suyễn hay nghi ngờ suyễn thì mới phun khí dung, mà có biết bé bị suyễn không phải thăm khám với bác sĩ đã; hoặc là bé đã từng khám và bác sĩ kết luận bé bị suyễn rồi thì mẹ mới dùng để tránh tái phát cơn suyễn.
Việc phun nước muối sinh lý thường không có tác dụng gì.
Tập vật lý trị liệu lấy đờm
Khi cần thiết mẹ hãy nên làm: khi bé bị xẹp phổi, tắc nghẽn mà không khạc được; đa số nghiện cứu cho thấy phương pháp tập vật lý trị liệu lấy đờm không giúp ích gì nhiều.
Kháng sinh
Tùy từng loại bệnh bé mắc phải hay nguyên nhân khiến trẻ bị ho mà có quyết định dùng thuốc kháng sinh hay không. Phần lớn trẻ bị ho là do mắc các bệnh về đường hô hấp; mà các bệnh này có đến hơn 80% nguyên nhân là do virus. Do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ cần thiết khi nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn; trong trường hợp trẻ ho do virus sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
Tùy bệnh lý mà sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ quyết định có nên dùng kháng sinh cho trẻ hay không. Việc dùng kháng sinh loại nào; liều lượng thế nào, cần thiết thì mới dùng, nếu không sẽ gây kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Ba mẹ cũng tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh về điều trị cho trẻ.
Nguồn: Benhvienthucuc
Hồng Tuyết