Kiểm Tra Sức Khỏe

Khám sức khoẻ cho người cao tuổi và những điều cần lưu ý

Đối với người cao tuổi, việc chăm sóc sức khoẻ cần được chú ý đặc biệt. Khám sức khoẻ định kỳ nên được thực hiện thường xuyên. Vậy thực hiện khám sức khoẻ cho người cao tuần cần lưu ý những điều gì? Cùng tham khảo ngay tại bài viết này để không bỏ lỡ những thông tin thú vị nhé!

Vì sao người già nên khám sức khoẻ định kỳ?

Khi bắt đầu có tuổi, cơ thể bắt đầu xuất hiện những tình trạng như lão hoá, sức đề kháng bị giảm sút. Cơ thể sẽ không còn được linh hoạt. Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng giảm, xuất hiện nhiều bệnh. Trong đó phải kể đến các bệnh có tỷ lệ mắc ở người cao tuổi cao như: tiểu đường, huyết áp, tim mạch, tai biến,… đặc biệt là những căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Vì thế, khám sức khoẻ định kỳ vô cùng quan trọng giúp theo dõi được tình trạng sức khoẻ vừa phát hiện sớm những bất thường để điều trị kịp thời. Thời gian khám sức khoẻ được các chuyên gia khuyến cáo là ít nhất 6 tháng 1 lần.

kham-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-va-nhung-dieu-can-luu-y

Khám sức khoẻ cho người cao tuổi và những điều cần lưu ý

Dù đang trẻ hay lúc già, sức khỏe luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Vì vậy, khám sức khỏe người cao tuổi ngoài bảo vệ cơ thể còn mang lại những lợi ích khác cho các thành viên trong gia đình. Vậy khi khám định kỳ sức khỏe người cao tuổi cần thực hiện các thủ tục, xét nghiệm gì?

  • Đo chiều cao, cân nặng: đánh giá sơ qua tình trạng của xương, mức độ loãng xương, tăng cân, béo phì hay suy dinh dưỡng.
  • Đo huyết áp: đánh giá mức độ tăng giảm huyết áp qua đo huyết áp giúp chẩn đoán nhanh bệnh tăng, giảm huyết áp.
  • Chụp X – quang phổi: người cao tuổi rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, nên chụp X – quang phổi dễ phát hiện ra các bệnh lý để phòng ngừa, điều trị sớm.
  • Đo điện tim: Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan dễ bị tổn thương khi về già nên đo điện tim sớm phát hiện được các bệnh về tim mạch.
  • Đo mật độ xương: từ 40 tuổi, cơ thể dễ bị loãng xương nên đo mật độ xương giúp sớm phát hiện tình trạng của xương, sớm cung cấp canxi và luyện tập để có được hệ xương chắc khỏe.
  • Nội soi trực tràng: ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động yếu nhưng cơ quan dễ bị tổn thương nhất là trực tràng.

Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh vấn đề hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, người cao tuổi còn dễ gặp phải tình trạng ăn không ngon, khẩu vị thay đổi nên chế độ ăn uống phù hợp, khoa học vừa cải thiện sức khỏe vừa cải thiện tinh thần cho người cao tuổi. Để có sức đề kháng và phòng ngừa được các nguy cơ xâm nhập của các căn bệnh người già, thức ăn cho người cao tuổi cần đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Chế biến thức ăn cho người cao tuổi phải đảm bảo mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

Thực hiện chế độ ăn giàu thực vật: ăn nhiều rau củ quả; không ăn nhiều nội tạng động vật; thực hiện chế độ giảm thịt và nên ăn nhiều cá, tôm, cua; không ăn mặn quá, ăn chua quá hay ăn ngọt thường xuyên và nên giảm chất béo trong khẩu phần ăn,…

Chế độ ăn uống nhiều rau củ quả rất tốt cho người cao tuổi

Nên ăn nhiều bữa trong một ngày và chia thành các bữa nhỏ, tránh ăn no sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn 5 – 6 bữa/ ngày và không ăn tối quá muộn.

kham-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-va-nhung-dieu-can-luu-y-1

Quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ của người cao tuổi

Giấc ngủ sẽ giúp cho cơ thể bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Vì vậy, giấc ngủ rất quan trọng cho tất cả mọi người. Nhưng ở người cao tuổi, tình trạng mất ngủ thường xuyên xảy ra, do cơ thể bị lão hóa, khó ngủ, đi tiểu đêm, hay tỉnh giấc và khó ngủ lại. Chính vì tình trạng mất ngủ, ngủ ít, ngủ không ngon nên cơ thể càng dễ bị lão hóa, suy nhược thần kinh,…

Gia đình và mọi người nên thường xuyên thăm hỏi người cao tuổi

Về già; mức độ nhạy cảm của người cao tuổi càng lớn. Họ dễ bị tủi thân; cô đơn; trống trải khi ở nhà một mình không có ai ra vào thăm hỏi. Vì vậy; đến nhà người cao tuổi hỏi thăm, chăm sóc; nấu ăn cùng với người cao tuổi sẽ giúp họ có được sự vui vẻ; yêu đời; sảng khoái tinh thần. Vì vậy dễ có cảm giác muốn ăn uống; tinh thần ổn định và có được cơ thể khỏe mạnh.

Trích dẫn từ Medlatec

Đông Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *