Bé dưới 1 tuổi có sức đề kháng yếu. Đây là giai đoạn rất quan trọng để bé hoạt động sau này. Dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi là vô cùng quan trọng.
Giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi
0-1 giờ sau sinh:
Bé dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 1 giờ sau sinh cần nhanh chóng được bổ sung sữa mẹ. Sữa mẹ có vitamin A và kháng thể, có thể bảo vệ sức khỏe của bé rất tốt. Bé lúc này còn yếu, dạ dày nhỏ nên chỉ cần bú ít mỗi lần.
1 giờ sau sinh đến 6 tháng tuổi:
Lúc này bé cũng chỉ cần bú sữa mẹ. Bé chưa cần bổ sung nước hay đồ ăn khác. Sữa mẹ có đủ hàm lượng dinh dưỡng cho bé phát triển cả thể chất và trí tuệ.
Giai đoạn dưới 1 tháng:
Giai đoạn bé dưới 1 tháng tuổi thì cần bú 8-12 lần mỗi 24h. Nếu dùng sữa ngoài, bé sẽ bú ít hơn khoảng 6-8 lần Bé sẽ thường bú 500-950ml sữa, tùy theo sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Khoảng 2 tháng tuổi:
Khi 2 tháng tuổi, bé cũng chỉ nên dùng sữa mẹ cho cơ thể. Lưu ý là bé bú nhiều thì cần được vệ sinh vùng lợi để đảm bảo an toàn cho bé.
Khoảng 4 tháng tuổi:
Lứa tuổi này số lần bú mẹ có thể giảm xuống còn 4 -6 lần. Tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên. Nước trái cây không khuyến cáo bổ sung trong giai đoạn này.
Bé dưới 1 tuổi hay nuốt khí trong khi bú. Do vậy sau mỗi cử bú bạn nên bồng đứng bé và vỗ lưng giúp bé ợ hơi. Nếu bé bú sữa mẹ hay sữa công thức dưới 473 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D.
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi:
Bé cần được tiếp tục cho bú mẹ hoặc sữa công thức khoảng 830-1330 ml/ngày. Sữa toàn phần không được khuyến cáo bổ sung cho bé dưới 1 tuổi. Không khuyến cáo bổ sung nước trái cây cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Bé không nên tập ăn dặm quá sớm hay quá muộn. Trong một số trường hợp, bé có thể tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng. Cho bé ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt…
Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để làm quen với ăn dặm:
- Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh.
- Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ.
- Bé có thể ngồi được với sự giúp đỡ nhỏ của bạn.
- Bé có thể thể hiện việc hoàn toàn không đồng ý bằng cách xoay đầu đi nơi khác hoặc không mở miệng.
- Bé bắt đầu tỏ ra quan tâm (hứng thú) với thức ăn trong khi những người khác đang ăn.
Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi:
Bé dưới 1 tuổi có thể tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn nên tập ăn cho bé ăn mỗi lần ăn 2-3 thìa nhỏ, ngày ăn 2 lần. Thời gian tập ăn thường trong vòng 2-3 ngày không kéo dài quá 1 tuần. Sau đó tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn.
Giai đoạn từ 6 đến 7 tháng:
Trẻ giai đoạn này cần cung cấp số lượng sữa hằng ngày từ 710ml đến 950 ml. Nếu bé chỉ được cung cấp dưới lượng sữa 473 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D. Bé chỉ cần bổ sung từ 120ml đến 180ml nước trái cây mỗi ngày khi thật cần thiết.
Giai đoạn từ 7 đến 8 tháng:
Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 -5 lần một ngày. Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không bổ sung sữa bò cho bé dưới 12 tháng tuổi.
Trẻ sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính.
Sau khi bé đã thử nhiều loại bột khác nhau. Bạn cần kiểm tra sự dung nạp của cơ thể bé đối với các loại loại củ, quả được hầm nhừ.
Giai đoạn từ 8-12 tháng tuổi:
Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày, số lượng từ 710ml đến 950 ml. Nếu bé chỉ được cung cấp lượng sữa dưới 473 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D. Khẩu phần ăn của bé sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt hầm, thịt băm/thái nhỏ.
Bé dưới 1 tuổi không dùng bình sữa. Nếu bé vẫn còn dùng bình sữa thì nó chỉ nên dùng để chứa nước.
Theo yhoccongdong.com
Thanh Vân