Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Cận thị – người bạn không mời mà tới

Tật cận thị là một trong những điều phiền toái; khiến chúng ta phải đau đầu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng không nhiều người trong chúng ta có đủ kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị để phòng căn bệnh này.

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt; và ngày  trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Đặc biệt thường gặp đối với giới trẻ.

Nguyên nhân chính dẫn tới cận thị trên thực tế hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác; đầy đủ và rõ ràng. Nhưng nhiều bác sĩ mắt cho rằng hầu hết những người bị cận thị là do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như; laptop,điện thoại di động… . Hoặc nhìn gần tập trung cao độ cũng dẫn tới sự mệt mỏi cho mắt. Đôi khi những người mắc cận thị cũng là do di truyền.

Triệu chứng và dấu hiệu ban đầu của cận thị

Nếu bạn mắc tật cận thị không tránh khỏi được những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hằng ngày của bạn. Bệnh nhân khi mắc tật cận thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đọc sách, báo; các biển báo chỉ đường hay các vật ở xa. Tuy nhiên trái ngược với viễn thị; nếu viễn thị gặp khó khăn khi nhìn gần thì cận thị chỉ nhìn rõ các vật ở gần. Các dấu hiệu của tật cận thị như:

  • Khi muốn nhìn một vật ở xa; mắt của người mắc chứng cận thị luôn trong tình trạng nheo mắt lại để thấy rõ hơn.
  • Đôi khi cảm thấy nhức đầu; nhức mắt hoặc mắt bị căng
  • Mệt mỏi khi lái xe ( triệu chứng cận thị không chỉnh hình)

Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng vừa đề cập ở trên hãy đi khám mắt tại các cơ sở uy tín; để xem mình đã gặp phải “ người bạn không mời mà tới” này hay không nhé.

Nguyên nhân gây cận thị?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Tật cận thị cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp; bệnh còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Theo nghiên cứu cho rằng tật cận thị thường gặp ở trẻ em; trẻ vị thành niên và ít tăng độ khi đã đến tuổi trưởng thành. Con cái của bạn sẽ dễ gặp nguy cơ cận thị cao hơn với trẻ khác nếu bố mẹ chúng cũng bị cận 

Điều trị Tật cận thị

Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng; kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị; bạn có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ; như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.

Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại; cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.

Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng.

Bên cạnh việc đeo kính bệnh nhân cận thị có thể lựa chọn phẫu thuật để chữa cận thị như:

Phẫu 

 – thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. 

 -Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy),

 –  Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất

 – Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond.

–  Phẫu thuật ReLEx SMILE là phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ không lật vạt giác mạc; không sử dụng dao vi phẫu cơ học; có thể điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao..

Nguồn: Matsaigon
Hồng Tuyết      

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *