Mùa đông khi nhiệt độ giảm nhanh thời tiết hanh khô rất dễ để cơ thể ta mắc phải một số bệnh mùa đông như: cảm lạnh, tiêu chảy, viêm họng, cảm cúm. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu các nguyên nhân và cách phòng tránh tốt nhất cho bạn và người thân trong gia đình nhé.
Bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những bệnh thường gặp nhất vào mùa đông ở mọi người, mọi lứa tuổi. Một phần vì do nhiệt độ giảm quá nhanh; một phần là do môi trường quá lý tưởng để virus và các loại vi khuẩn, nấm phát triển nhanh. Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh này bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Luôn giữ ấm cơ thể
- Thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng để tránh vi khuẩn ở tay tiếp xúc vào miệng, mắt.
- Luôn để nhà cửa thông thoáng, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và các vật dụng gia đình.
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị ốm hoặc đã bị cảm trước đó
- Nếu bạn đã không may bị cảm lạnh hãy làm ấm cơ thể bằng cách uống cốc trà gừng và cốc nước nóng và đừng quên đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhé.
Viêm họng
Một trong những căn bệnh phổ biến vào mùa đông không thể bỏ qua viêm họng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thay đổi đột ngột của thời tiết hay do bạn đi đến những nơi có nhiệt độ chênh lệch lớn đều có thể gây ra viêm họng. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh viêm họng đó là súc miệng bằng nước muối ấm. Theo như khuyến cáo cho rằng việc súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày có thể giảm chứng viêm; đau, rát vòng họng và nhanh khỏi hơn. Có thể thay thế nước muối ấm bằng nước muối sinh lý.
Đau nhức xương khớp
Nhiều kết quả điều tra cho thấy cứ khi trái gió giở trời thì bệnh nhân mắc phải một số bệnh về xương khớp vô cùng khó khăn. Nhất là vào mùa đông các khớp của họ trở nên đau nhức hơn bao giờ hết. Việc thường xuyên tập thể dục lành mạnh; cộng thêm vào đó là chế độ ăn khoa học sẽ giúp chứng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện hơn đặc biệt ở người già.
4. Hạ thân nhiệt
Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già; trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt; người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh; đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa. Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.
5. Tê cóng chân tay
Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng; nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng; da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ); triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.
Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại. Thay vào đó; nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.
6. Cảm Cúm
Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải vào mùa đông, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bị tiểu đường, thận. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị cảm cúm hiệu quả; đặc biệt trong số đó là tiêm ngừa vacxin phòng cúm.
Nguồn: Benhvienhanoi
Hồng Tuyết