Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Dạy trẻ sống khỏe như thế nào mới đúng?

Dạy trẻ sống khỏe là vai trò và trách nhiệm của cha mẹ. Do đó các bậc phụ huynh cần hiểu để có thể chăm sóc và tư vấn cho con mình.

Dinh dưỡng đủ và vận động thường xuyên

Để bé có sức khỏe tốt nhất, ba mẹ nên chú ý dinh dưỡng của bé. Đồng thời, cũng hãy nên có cơ hội cho bé vận động thường xuyên hơn. Để làm được điều này, bố mẹ nên trau dồi kiến thức để dạy trẻ sống khỏe đúng cách. Trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất đó chính là phải đảm bảo đủ dinh dưỡng ở từng lứa tuổi. Đồng thời ba mẹ hãy cho con mình tiếp xúc dần với các hoạt động thể thao.

Tôi có thể làm gì?

  • Ba mẹ hãy kiểm tra xem thực phẩm đang dùng có tốt và an toàn cho bé không. Đừng mua đồ ăn sẵn nhưng hãy dùng đồ tươi sống, nhiều rrau củ và hoa quả. 
  • Khi nấu ăn, các mẹ cần đa dạng thực đơn, tránh nhàm chán. Hãy nghiên cứu để con mình ăn được đồ ăn đủ dinh dưỡng, không thừa, không thiếu chất. 
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc sữa nguyên chất. Hạn chế nước trái cây, nước ngọt có ga, nước tăng lực, sữa có đường,…
  • Giới hạn thời gian trẻ ngồi trước màn hình dưới 2 giờ/ngày. Thay vào đó, khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi có vận động thể lực.
  • Cả nhà nên quây quần dùng bữa chính và bữa phụ cùng nhau.
  • Hãy tìm một môn thể thao để cả gia đình cùng tham gia. Như đi bộ, bơi hoặc đi xe đạp. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Các môn thể thao đồng đội và võ thuật sẽ giúp trẻ phát triển về thể chất. Như vậy, ba mẹ có thể dạy trẻ sống khỏe từ thói quen tốt.

Rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện khác

Trẻ em đã bắt đầu tò mò về các chất gây nghiện từ khi còn nhỏ. Thật tế, nhiều em đã thử uống rượu và hút cần sa (marijuana) khi vào trung học. Càng sớm trao đổi với trẻ về hút thuốc, uống rượu,…trẻ càng tránh được thói xấu

Tôi có thể làm gì?

  • Không cho phép trẻ hút hay nhai thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng các chất gây nghiện khác. Đưa ra hình phạt rõ ràng nếu trẻ vi phạm.
  • Giải thích tại sao các chất này có hại. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
  • Cảnh báo trước cho trẻ về áp lực rủ rê từ bạn bè. Chơi trò đóng vai để chuẩn bị cho trẻ kỹ năng từ chối khi bị ép dùng thuốc lá, rượu,…
  • Biết về bạn bè của trẻ cũng như phụ huynh các bạn ấy. Nên nắm được trẻ đi đâu, làm gì, với ai, khi nào. Bạn nên trao đổi với những phụ huynh kia về quy tắc mà con bạn phải theo.
  • Hãy làm gương. Nên nhớ rằng hành vi của bạn sẽ ảnh hưởng đến trẻ. 

Những nguy cơ tình dục

Mỗi năm, có khoảng 1 triệu thiếu niên nữ mang thai ngoài ý muốn. Dù khá là tế nhị, bạn cần phải nói chuyện với con về việc quan hệ tình dục. Đừng giao phó hết việc này cho nhà trường. Bạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con hiểu tình dục. Cũng như biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi mang thai và bệnh truyền nhiễm.

Tôi có thể làm gì?

  • Cung cấp những thông tin phù hợp từng lứa tuổi. Nguyên tắc hàng đầu là trả lời các câu hỏi về giới tính khi bị trẻ hỏi. Với độ tuổi thiếu niên, bạn hãy thảo luận về STIs và các nguy cơ khác khi quan hệ tình dục. Cũng như cách giảm thiểu nguy cơ đó. Việc thảo luận này rất quan trọng
  • Trao đổi chân thành với trẻ về giá trị của gia đình, quan niệm và hành vi tính dục của trẻ. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ. Để được cung cấp thêm thông tin và số liệu thực tế khi trao đổi với con.
  • Quan tâm đến những thông điệp về giới tính mà trẻ nhận được. Nói chuyện và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về các thông điệp này. Đó là cách dạy trẻ sống khỏe rất có ích.
  • Hãy suy nghĩ thoáng. Nếu trẻ thấy sợ cách cư xử của bạn. Chúng sẽ không dám trò chuyện khi cảm thấy áp lực, hoang mang hoặc e ngại khi gặp những vấn đề liên quan đến giới tính. Hãy cùng con kiểm tra sức khỏe khi cần thiết.

Theo yhoccongdong.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *