Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường khiến các cơ quan trong cơ thể có nguy cơ cao bị tổn thương, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh sử dụng thuốc thì bệnh nhân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để khống chế đường huyết tăng cao. QMK sẽ giới thiệu quy tắc ăn uống và thực phẩm người đái tháo đường nên ăn.
Quy tắc ăn uống giúp người bệnh ổn định đường huyết
Có bốn quy tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh đái tháo đường.
Ăn đúng giờ
Người bệnh nên tạo thói quan ăn đúng giờ và đủ bữa. Nếu chế độ ăn không đều đặn thì sẽ rất khó kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Việc ăn đúng giờ giúp đường huyết không tăng ngay sau bữa ăn cũng như không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
Ăn đủ no
Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (3 bữa chính và các bữa phụ)
Đảm bảo chất dinh dưỡng
Mỗi bữa ăn chính của người bệnh nên có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, bao gồm bột đường, đạm, chất béo, rau củ, trái cây it ngọt. Ngoài ra có thể bổ sung thêm sữa không đường, sữa dành riêng cho người đái tháo đường trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Ăn phối hợp thực phẩm
Ăn phối hợp bột đường với đạm, béo, rau củ …, các chất đạm, béo, chất xơ trong rau củ làm chậm hấp thu đường.
Phối hợp thực phẩm có GI cao và thấp trong chế biến: ví dụ cơm nấu với các loại đậu, mì xào rau củ…
Sử dụng thực phẩm dinh dưỡng y học có chỉ số đường huyết GI thấp
Người đái tháo đường và tiền đái tháo đường rất cần được bổ sung dinh dưỡng nhưng lại phải cẩn thận về lượng đường có trong thực phẩm hàng ngày. Do đó, sử dụng thực phẩm dinh dưỡng y học được nghiên cứu bởi các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood bổ sung dưỡng chất giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe như sữa Diabet Care Diamond là lựa chọn hợp lý. Với chỉ số đường huyết GI ở mức 26.9 hoàn toàn phù hợp cho sức khỏe của người đáo tháo đường và tiền đái tháo đường.
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn kết hợp các loại thực phẩm
Thực phẩm người đái tháo đường nên và không nên ăn
Nên chọn lựa các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, dùng vừa phải thực phẩm có GI trung bình và hạn chế thực phẩm có GI cao.
Thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn
Các loại ngũ cốc:
Thô (nguyên hạt, nguyên cám): gạo lức, gạo mầm, yến mạch, kiều mạch, bánh mì đen/nâu, bắp hạt, đậu đỗ nguyên hạt… hấp thu chậm, tốt cho người đái tháo đường.
Tinh chế (xay xát kỹ, đã qua chế biến): gạo trắng, bột gạo, bánh mì trắng, bánh quy, bột bắp, bột sắn dây, bột lọc… hấp thu nhanh, nên hạn chế dùng.
Các loại khoai củ:
Khoai lang, khoai sọ, khoai tây, cà rốt… nhiều xơ hấp thu chậm, nên dùng nhưng lưu ý cách chế biến nên hấp, luộc hạn chế nướng.
Các loại trái cây:
Trái cây càng ngọt càng nhiều đường hấp thu nhanh, không nên dùng quá nhiều.
Các loại đường và thức ăn chứa đường:
Đường cát, đường phèn, đường thốt nốt, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, chè, kem… nên hạn chế, dùng càng ít càng tốt.
Trích nguồn: Nutifood
Thu Thảo